Thứ Ba, 1 tháng 12, 2015

Ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để mẹ bầu bổ sung dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển về sau của thai nhi. Do đó, để trả lời cho câu hỏi ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu, mẹ bầu nên tìm hiểu danh sách những thực phẩm cần bổ sung vào thực đơn dinh dưỡng giai đoạn này.

Những thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai 3 tháng đầu



- Súp lơ: Súp lơ là một trong những nguồn chứa axit folic dồi dào cho cơ thể. Những ngày đầu mang thai, mẹ có thể thêm món súp lơ xào thịt bò vào thực đơn của mình. Vừa có đủ axit folic và sắt, “nhất cử lưỡng tiện”, không nên bỏ qua đâu đấy!

Ngoài ra, các loại rau có màu xanh như xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic. Xà lách trộn dầu giấm là món khai vị ngon lành và là dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu.

- Họ hàng nhà đậu: Đậu chứa khá nhiều protein, cần thiết cho sự phát triển mô và cơ bắp của bé. Chè đậu là một trong những món đơn giản và dễ làm nhất. Nhưng bạn nhớ đừng cho nhiều đường quá nhé!

- Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi…: Không chỉ chứa axit folic, cam quýt còn chứa một lượng lớn vitamin C, rất tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể. Mẹ cũng đâu muốn mình bị bệnh khi mang thai đúng không?

- Đậu phộng: Theo một nghiên cứu, ăn đậu phộng khi mang thai có thể làm giảm khả năng dị ứng của bé cưng sau khi sinh ra. Ngoài ra, trong đậu phộng có chứa nhiều protein và chất béo, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Hạt dẻ, hạnh nhân hay đậu phộng đều rất phù hợp làm món ăn vặt để bạn đỡ “buồn miệng”.

- Trứng: Không chỉ chứa nhiều protein, trứng gà là một trong số ít thực phẩm có chứa vitamin D. Nhiều mẹ bầu “rỉ tai” nhau rằng ăn trứng ngỗng sẽ giúp bé thông minh hơn khi mang thai. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu nào chứng minh vấn đề này. Trứng ngỗng không chứa nhiều protein như trứng gà nhưng lại chứa nhiều chất béo hơn. Vì vậy, mẹ nên chú ý khi ăn trứng ngỗng để tránh tình trạng dư thừa chất béo nhé!

- Cá hồi: Cá hồi chứa nhiều vitamin D và canxi, là một trong những loại cá an toàn nhất cho thai kỳ của bạn.

- Thịt bò: Thịt bò chứa rất nhiều chất sắt, rất tốt cho sức khỏe của bạn và bé. Tuy nhiên, bạn không nên ăn thịt bò sống vì như vậy rất nguy hiểm.

- Sữa chua: Sữa chua chứa nhiều vitamin D, canxi và các lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nó có thể giúp bạn ngăn ngừa triệu chứng táo bón cực kỳ khó chịu trong thai kỳ.

Trên đây là một số thực phẩm gợi ý để mẹ bầu ăn khi mang thai 3 tháng đầu. Bên cạnh đó, mẹ bầu nhớ bổ sung đủ từ 2-2,5 lít nước/ ngày để giảm ốm nghén, táo bón và những hiện tượng như đau đầu, chóng mặt, buồn nôn,… nhé.

Sự hình thành thai nhi trong bụng mẹ

Tất cả chúng ta đều biết thai nhi được tạo nên bằng cách tinh trùng gặp trứng trong tử cung của người phụ nữ. Nhưng sau đó sự hình thành của thai nhi diễn ra như thế nào không phải là điều ai cũng biết. Cùng tìm hiểu về quá trình kỳ diệu này nhé!
sự hình thành thai nhi

Sự hình thành thai nhi

Khi tinh trùng tiến vào vòi trứng và gặp trứng, sự thụ tinh xảy ra. Hợp tử (gồm trứng và tinh trùng) di chuyển vào tử cung và làm tổ ở đây để phát triển thành thai nhi. Thời gian để hợp tử đi đến tử cung từ khi trứng được thụ tinh mất gần 1 tuần. Đây cũng là thời gian hợp tử phân chia chính nó thành các khối tế bào. Khi đến được tử cung, hợp tử sẽ bám vào thành tử cung để tiếp tục phát triển.

Giới tính của thai nhi hình thành như thế nào?

Bào thai phân chia thành thai nhi nằm trong túi ối. Rau thai và nhau thai cũng được hình thành để tiếp nhận chất dinh dưỡng từ máu mẹ cho thai nhi. Tại thời điểm đầu tiên này giới tính cấu tạo gene của thai nhi cũng đã được định đoạt.

Trong tháng đầu tiên này, chiều dài của thai nhi từ 1 – 2 mm. Cổ và khuôn mặt là hai bộ phận được hình thành đầu tiên. Trong thai kỳ này, tim và các mạch máu cũng dần được hình thành rõ ràng hơn. Dạ dày, gan và phổi cùng bắt đầu dần được hình thành.

Sự phát triển của thai kỳ tháng thứ 1


Tuần 1: Ở thời điểm này, bé yêu của bạn là một búi nhỏ các tế bào, được gọi là túi phôi, chứa một khối tế bào bên trong sẽ phát triển thành phôi thai, một khoang chứa chất lỏng trở thành túi nước ối. Khối tế bào bên ngoài sẽ hình thành nhau thai, mang oxy duy trì sự sống, chất dinh dưỡng cho bé và lấy đi các chất thải.

Tuần 2: Lúc này, bé chỉ là một quả cầu tí hon gồm vài trăm tế bào đang nhân lên nhanh chóng. Khi khối tế bào này (gọi là túi phôi) đã cư trú trong tử cung của bạn, phần sẽ phát triển thành nhau thai bắt đầu sản xuất các hormone thai kỳ HCG (human chorionic gonadotropin), báo hiệu cho buồng trứng ngừng sản sinh trứng và tăng sự tiết hormone estrogen và progesterone, giữ tử cung của bạn không loại bỏ lớp nội mạc và cư dân nhỏ bé của mình đồng thời kích thích tăng trưởng nhau thai.

Tuần 3: Tuần này đánh dấu sự bắt đầu của thai kỳ. Từ nay cho đến 10 tuần tuổi, tất cả các cơ quan trong cơ thể bé bắt đầu phát triển và một số bắt đầu hoạt động. Vì vậy, bé dễ bị tổn thương với bất cứ sự can thiệp vào quá trình phát triển của bé trong giai đoạn này. Ngay bây giờ bé là một phôi thai nhỏ bé, bao gồm hai lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các cơ quan và bộ phận cơ thể của bé sẽ phát triển.

Tuần 4: Sâu trong tử cung, phôi thai đang tăng trưởng mãnh liệt. Tại thời điểm này, bé có kích thước của một hạt mè và trông giống như một con nòng nọc nhỏ hơn một con người, gồm có ba lớp: ngoại bì, trung bì và nội bì, để hình thành tất cả các cơ quan và mô cho cơ thể bé sau này.

Trên đây là những kiến thức về sự hình thành thai nhi mà chúng ta ít nhiều nên biết để hiểu thêm về quá trình ra đời kì diệu của một em bé.