Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Những lưu ý khi đặt tên con theo phong thủy

Đặt tên con theo phong thủy không chỉ mang đến cho bé yêu một vận mệnh tốt mà còn làm bố mẹ cảm thấy hạnh phúc khi bé được khen có một cái tên đẹp. Khi đặt tên con theo ngũ hành, bố mẹ cần lưu ý đến ba yếu tố cực kỳ quan trọng là ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc và ngũ hành tứ trụ.

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng cho vật kia lớn mạnh và phát triển, vạn vật trong vũ trụ nương tựa lẫn nhau để cùng sinh trưởng. Dựa trên ý nghĩa này, tên cho bé phải được sinh ra từ ngũ hành dòng họ hoặc ít nhất, ngũ hành tên phải sinh ra ngũ hành họ để nhận được sự may mắn và bảo vệ của dòng họ, ngũ hành của. Ví dụ, họ Nguyễn có mệnh Mộc, bố mẹ nên đặt tên cho bé thuộc mệnh Thủy hoặc Hỏa, tránh 2 hành là Thổ và Kim.

Cách giải thích đơn giản nhất cho ngũ hành tương sinh là:

  • Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy Mộc làm chất liệu để đốt. Mộc cháy hết thì Hỏa sẽ tự tắt.
  • Hỏa sinh Thổ: Hoa sau khi tắt thì vật thể thành tro, tro là Thổ.
  • Thổ sinh Kim: Kim giấu trong đá, sau khi luyện thì có thể thu được kim loại.
  • Kim sinh Thủy: Kim tan chảy thành thể lỏng dưới nhiệt độ cao, hoặc nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.
  • Thủy sinh Mộc: Có Thủy nuôi dưỡng thì Mộc mới có thể sinh tồn và phát triển.

Ngũ hành tương khắc

Hàm nghĩa của tương khắc là sự ức chế, bài trừ, đối lập lẫn nhau, hay ám chỉ một sự vật có tác dụng ức chế, hạn chế tới sự phát triển của một sự vật khác. Do đó, bố mẹ không nên đặt tên cho bé thuộc các hành khắc với hành của mình. Tương tự ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc được giải thích như sau:
  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa gặp Thủy ắt sẽ tắt.
  • Hỏa khắc Kim: Hỏa cháy mạnh làm Kim tan chảy.
  • Kim khắc Mộc: Vật bằng kim loại có thể cắt được gỗ.
  • Mộc khắc Thổ: Mộc sinh trưởng có thể làm Thổ bị nứt ra.
  • Thổ khắc Thủy: Đất đá có thể ngăn chặn nước lũ.

Ngũ hành tứ trụ

Tứ trụ tức là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của bé. Các cặp Thiên Can - Địa Chi chính là đại diện của bản thân từng trụ. Cụ thể như sau: Thiên Can là Bính, Giáp, Ất, Đinh, Kỉ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý; còn Địa Chi là Sửu, Tí, Mão, Dần, Tị, Thìn, Mùi, Ngọ, Dậu, Thân, Tuất, Hợi.
Theo luật bát tự, các Thiên Can sẽ có ngũ hành là Ất + Giáp thuộc Mộc, Đinh + Bính thuộc Hỏa, Kỉ + Mậu thuộc Thổ, Tân + Canh thuộc Kim, Qúy + Nhâm thuộc Thủy. Còn ngũ hành của các Địa Chi sẽ lần lượt là Hợi + Tý thuộc Thủy, Sửu + Mùi + Thìn + Tuất thuộc Thổ, Mão + Dần thuộc Mộc, Ngọ + Tỵ thuộc Hỏa, Dậu + Thân thuộc Kim. Dựa vào các liên kết này sẽ tìm ra được sự vượng suy của Tứ Trụ.
Nếu trong bát tự có đầy đủ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì rất tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hành nào thì bố mẹ cần đặt tên cho bé có ngũ hành đó để bổ sung. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dùng tên đệm để bổ khuyết nếu có từ 2 hành trở lên bị yếu.
Bố mẹ hãy xem thêm bài viết “Cách đặt tên con theo phong thủy hay và ý nghĩa” để tham khảo một số cái tên đẹp cho bé trai và tên hay cho bé gái nhé.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Các Mẹ Bầu Hãy Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Theo Danh Sách Này Nhé!

Một trong những việc mẹ bầu cần làm khi gần đến ngày dự sinh chính là chuẩn bị đồ đi sinh cho cả 2 mẹ con. Nếu là lần “vượt cạn”, các mẹ sẽ càng cảm thấy lúng túng hơn khi chọn đồ cho con. Vậy danh sách đồ sơ sinh mẹ cần chuẩn bị khi sắp đến ngày sinh nở gồm những gì? 

Danh sách đồ sơ sinh cho mẹ bầu

- Bình sữa, núm cao su mềm, dụng cụ cọ bình sữa: dùng trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài.

- Sữa bột cho trẻ sơ sinh

- Quần áo cho bé sơ sinh: 5 – 7 bộ size nhỏ, 5-7 bộ size lớn. Khi chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton mềm thấm hút mồ hôi nếu vào mùa hè. Vào mùa đông nên chuẩn bị thêm áo gile mặc ngoài cho bé (khoảng 3-5 cái).

- Bao tay chân: khoảng 5 bộ. Để giúp trẻ giữ ấm và tránh trường hợp trẻ đưa tay lên cào mặt thì bao tay và bao chân là không thể thiếu. Các mẹ nhớ lộn mặt trái và cắt hết chỉ thừa tránh quấn vào ngón tay/ngón chân bé.

- Mũ thóp: loại bằng vải/cotton/mũ len mỏng. Dùng bảo vệ thóp cho bé.

- Tã lót: gồm các loại: tã chéo, tã xô, tã giấy, 30 cái cho mỗi loại. Nên chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Với tã giấy có thể dùng loại quần đóng tã, rất tiện lợi.

- Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con cũng là món đồ mẹ chớ nên quên khi chuẩn bị đồ đi sinh, khăn mềm nhỏ chuẩn bị từ 1-2 cái để lót đầu cho bé.

- Khăn giấy ướt: lau khi bé ị và giấy lót phân su

- Khoảng 10 khăn xô nhỏ để lau mặt cho bé, 1 - 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.

- Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau miệng cho bé và lau ngực cho mẹ.

- Băng rốn: 4-5 cái

- Rơ lưỡi: khoảng 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần để vệ sinh miệng cho bé.

- Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.

- Phấn rôm hoặc kem chống hăm: dưỡng da, chống hăm cho bé, nên thoa sau khi bé tắm.

- Một vài đồ dùng khác như: dd NaCll 0.9% để rửa mắt, mũi, tấm lót chống thấm, sữa tắm cho trẻ (lactacid), ly nước nhỏ và muỗng nhựa chịu nhiệt dành cho trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị đồ đi sinh với những ai lần đầu làm mẹ là mọt điều thật nhiều rắc rối. Cộng thêm tình trạng “não cá vàng” khi mang thai càng mệt mỏi hơn. Những lúc này đừng quên mẹ bầu còn có anh xã và người thân nhé! Ngoài ra, hãy tham khảo thêm những bài viết như Chuẩn bị kinh nghiệm và đồ đi sinh mổ lần 2 cho mẹ bầu để thủ sẵn kinh nghiệm cho mình.