Thứ Ba, 13 tháng 12, 2016

Mách mẹ bầu chuẩn bị trước khi sinh nở

Bố mẹ cần chuẩn bị một khoản kinh phí để sẵn sàng đón con yêu chào đời nhé!

Rút kinh nghiệm từ bản thân, mình nghĩ việc chuẩn bị trước khi sinh mổ và sinh thường, nhất là kinh phí để sẵn sàng đón ‘thiên thần nhỏ’ là rất cần thiết và nên làm. Ngay từ những tháng đầu thai kỳ, vợ chồng bạn đã phải tính đến chuyện này. Ngày nay, tâm lý các ông bố bà mẹ đều muốn con yêu được chào đời ở nơi có điều kiện y tế hiện đại và an toàn. Vì vậy mà tiền dành cho việc sinh con cần nhiều hơn vì càng ở những bệnh viện uy tín, hiện đại thì kinh phí sẽ càng cao đấy.

Với kinh nghiệm đã từng một lần đi sinh con, mình xin chia sẻ chút ý kiến về việc chuẩn bị kinh phí cho ca sinh con. Hy vọng những kinh nghiệm này sẽ giúp ích cho các mẹ trong hành trình đón con yêu chào đời.

Kinh phí mua đồ cho bé

Trước khi sinh con tầm 2-3 tháng là thời gian mà bố mẹ thường lên kế hoạch mua đồ cho con cái. Việc có thêm một thành viên nữa trong gia đình không chỉ đơn giản là sắm thêm quần áo mà vợ chồng bạn còn phải chuẩn bị kinh phí để trang trí, sửa lại nhà cửa cho gọn gàng và sắm đồ dùng cần thiết cho bé như nôi, cũi, xe đẩy, đồ dùng tắm rửa… Vì vậy mà việc sắm sửa cho em bé cũng tốn kha khá phần kinh phí đấy.

Mình còn nhớ hồi sinh cu Heo, hai vợ chồng đi mua đến tận 4-5 lần mới đủ đồ cho bé. Đấy là danh sách những thứ cần mua đã liệt kê từ hồi mang thai. Thế mới biết có thêm một đứa con tốn kém tới mức nào.

Kinh phí dự trù cho việc sắm sửa quần áo và đồ dùng thiết yếu cho bé khoảng tầm 3-5 triệu đồng. Cộng thêm nếu bạn muốn mua nôi, cũi luôn cho con thì rơi vào khoảng 3-7 triệu đồng (trên thị trường mặt hàng này khá đa đạng). Cùng với việc sắm sửa cho bé, bố mẹ cũng đừng quên sắm thêm quần áo khi đi sinh con và sau sinh cho mẹ nữa nhé. Sau sinh, mẹ nên chọn đồ rộng rãi (những bộ cài cúc), thấm mồ hôi và có màu sắc sặc sỡ vì nhiều nghiên cứu đã chứng minh mầu sắc bắt mắt rất tốt cho tế bào thị giác của trẻ sơ sinh (cái này mình mới được biết).

Để tiết kiệm quần áo cho thai nhi và tránh tốn kém, theo kinh nghiệm của mình thì nên xin lại quần áo của những người thân mới sinh em bé một vài năm trước để dùng lại. Những đồ này rất mềm nên mặc cho con mới sinh sẽ thoải mái hơn mà lại đỡ tốn kém. Quần áo trẻ sơ sinh thay đổi liên tục, vì vậy các mẹ không nên thích thú mà mà mua quá nhiều, gây tốn kém.

Tính tổng kinh phí cho việc sắm sửa đồ đạc cho con yêu khoảng 10 triệu (bao gồm cả việc sắm giường, cũi cho bé).

Viện phí đi sinh

Trước thời gian dự kiến sinh con tầm 2 tháng, các cặp đôi nên thống nhất sẽ sinh ở viện nào để dự trù kinh phí. Kinh phí cho mỗi ca sinh con cũng khác nhau vì có mẹ sinh thường, có mẹ sinh mổ. Nếu sinh thường, các mẹ nên chuẩn bị từ 3-5 triệu đồng, sinh mổ từ 5-10 triệu đồng (chi phí này bao gồm tiền sinh con và các khoản phụ phí khác như chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm, thuốc…). Mức lệ phí khác nhau còn phụ thuộc vào việc bạn nằm phòng thường hay phòng dịch vụ và bạn sinh ở bệnh viện nào. Như mình trong suốt thai kỳ sức khỏe tốt và dự định sẽ sinh thường thế nhưng đến đúng ngày dự sinh, bị vỡ ối mà không có cơn đau nên đã phải mổ lấy thai. Và chi phí cho một ca mổ để cao gấp nhiều lần so với sinh thường. Thông thường thì các mẹ vẫn nên chuẩn bị số tiền khoảng 10 triệu đồng.

chuẩn bị khi đi sinh mổ

Theo những tham khảo của mình thì chi phí ở các bệnh viện rơi vào khoảng:

- Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện: sinh thường: 1-2 triệu đồng; sinh mổ: 3-4 triệu đồng
- Bệnh viện Từ Dũ: khoảng 3 triệu. Sinh mổ sẽ cao hơn một chút.
- Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn: 30-40 triệu đồng
- Bệnh viện Việt Pháp: 30-50 triệu đồng
- Bệnh viện Việt Nhật: 4-6 triệu đồng
- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: Sinh thường: 1-3 triệu; sinh mổ: 4-5 triệu.
- Bệnh viện Phụ sản Trung ương: Sinh thường: 1-3 triệu; sinh mổ: 4-5 triệu.
- Bệnh viện Đại học Y: 5 triệu đồng

Trên đây là những chi phí cho một ca sinh con tuy nhiên bạn không nên quá lo lắng nếu kinh phí nhà mình quá eo hẹp vì theo kinh nghiệm của các mẹ thì mức chi phí không vượt quá số tiền kể trên vì đó chỉ là lệ phí đóng ban đầu. Sau khi thanh toán không hết, bệnh viện sẽ trả lại. Thông thường, nếu bạn có sức khỏe bình thường và thai kỳ khỏe mạnh thì chỉ nên sinh thường và nằm phòng thường. Mức chi phí cho một ca sinh thường chỉ khoảng 2-3 triệu đồng thôi các mẹ nhé.
Trong trường hợp bạn có sổ bảo hiểm thì tiền viện phí sẽ được giảm đi nữa (đưa sổ bảo hiểm khi nộp tiền tạm ứng). Nhưng tùy từng bệnh viện có áp dụng thẻ BHYT hay không.

Chi phí nằm viện đi sinh

Thông thường, nếu bạn sinh thường sẽ nằm lại bệnh viện khoảng 2-3 ngày, còn nếu đẻ mổ thời gian sẽ dài hơn 5-7 ngày. Chi phí nằm viện phụ thuộc vào việc bạn chọn phòng thường hay phòng dịch vụ. Chi phí nằm phòng thường khoảng 100-200 nghìn đồng/giường. Nếu bạn chọn phòng dịch vụ 2-3 người khoảng 300-500 nghìn đồng/giường. Nếu có điều kiện hơn, các mẹ có thể chọn phòng vip với giá 700-1triệu đồng/giường.
Ngoài ra, bạn cũng sẽ chi một khoản kinh phí khá khá cho việc mua sữa cho mẹ và bé, mua cơm, cháo, nước sôi… Trong những ngày này, các ông bố nên chuẩn bị một số tiền lẻ để dễ dàng mua bán những thứ nhỏ nhặt khi cần.

Thứ Tư, 7 tháng 12, 2016

Mang thai 3 tháng đầu có khó khăn không

Mang thai 3 tháng đầu chính là khoảng thời gian mà bé bắt đầu cho những bước phát triển đầu tiên bên trong bụng mẹ.

Và đây cũng là khoảng thời gian đầu tiên mà mẹ dần quen với việc có con bên trong bụng và cũng là lúc mẹ bắt đầu quen với những khó khăn thử thách bức đầu của thai kì mà hiển thị rỏ nhất ở giai đoạn này chính là nội tiết tố.
Tuy nhiên nội tiết tố không phải là lý do duy nhất khiến mẹ gặp phải khó khăn khi mang thai 3 tháng đầu mà đó còn là những lý do khác liên quan không phải chỉ đến sức khỏe mà còn là đến cả yếu tố tâm lý của mẹ.

Đó là những lý do sau khi mang thai 3 tháng đầu :

1) Ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu:


Ốm nghén rất khó chịu

Ốm nghén là lý do gây ảnh hưởng đến mọi hoạt động của bà bầu khi nó bắt bà bầu phải liên tục chạy vào nhà vệ sinh và là nguyên nhận trực tiếp gây nên những cơn mất ngủ của bà bầu và không những thế còn là việc bà bầu sẽ không được ăn uống tùy thích trong giai đoạn này mà là phải ăn uống có khoa học và theo sự chỉ dẫn với mục đích không ảnh hưởng đến sự phát triển của be 1trong những tháng này.

2) Mệt mỏi khi mang thai 3 tháng đầu :

Đây có lẽ là điều khó chịu nhất đối với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và cũng là lý do chính khiến cho mẹ bầu buột phải nghỉ làm để ở nhà dưỡng thai, bởi vì 3 tháng đầu thường là rất quan trọng với thai kì và đối với bé. Tuy nhiên ở nhà không có nghĩa là mẹ nên cứ ngồi lỳ một chổ sẽ càng khiến cho cơn mệt mỏi nắm quyền nhiều hơn thôi thay vào đó hãy hoạt động cho cơ thể bằng cách đọc sách , nghe nhạc hay vài bài tập tay nhẹ nhàng.

mang thai 3 tháng đầu

3) Lo lắng khi mang thai 3 tháng đầu :

Lo lắng hay thậm chí là lo lắng quá nhiều là hiện tượng thường gặp ở mẹ bầu nhất là những người mẹ lần đầu mang thai nhất là những nổi lo liên quan đến sức khỏe và sự phát triển của con hay thậm chí là những nổi lo về những việc xung quanh…

Hãy vức bỏ nổi lo đó đi bằng cách tự trang bị kiến thức thai sản cho mình thông qua sách báo hay internet.

4) Bụng không có gì thay đổi :

Có rất nhiều người phụ nữ có con nhưng thân hình vẫn chẳng khác gì lúc chưa lấy chồng, điều này dễ khiến mẹ có những nổi lo với sự phát triển của bé trong bụng , tuy nhiên mẹ ơi đừng lo vì khi mang thai 3 tháng đầu hầu như cân nặng của con tăng không đáng kể nên vẫn chưa có dấu hiệu gì rõ ràng trên bụng mẹ cả.

Và nếu mẹ muốn làm rõ hơn cho sự tò mò của mình mẹ có thể đến trực tiếp bác sĩ chuyên khoa để có câu trả lời rõ ràng nhất.

5) Tưởng tượng nhiều khi mang thai 3 tháng đầu:

Khi mang thai 3 tháng đầu đôi khi bà bầu thường có những hành động cùng trí tưởng tượng đối khi có thể dùng từ ” điên rồ” với thủ phạm chính là hocmon. Điều quan trọng lúc này là mẹ cần phải luôn tự trao dồi kiến thức thai kì cho mình để không quá bận tâm đến những hình ảnh mà mẹ thấy trong giấc mơ và trong trí tưởng tượng .

6 điều các mẹ cần lưu ý trước khi cho con ăn dặm

1. Nên cho con ăn dặm từ tháng mấy?

Câu trả lời là không nên cho con ăn dặm trước khi trẻ được 6 tháng tuổi. Nhiều bà mẹ nghe theo các kiến thức trước kia, luôn có xu hướng muốn cho con “biết chạy” trước khi “biết bò” với hi vọng con không thua kém bạn bè. Mới tháng thứ 4, các bà mẹ đã muốn cho con bắt đầu làm quen với món ăn dặm. Điều này hoàn toàn không tốt cho trẻ vì cơ thể trẻ chưa có đủ các chất men cần thiết để tiêu hóa những chất ngoài sữa mẹ. Tuy nhiên, nếu trẻ có bú sữa ngoài (không bú mẹ hoàn toàn), mẹ có thể xem xét cho trẻ làm quen với món ăn dặm sớm hơn một chút, vào khoảng tháng thứ 5.

Cũng không nên cho con ăn dặm quá muộn, với suy nghĩ rằng cho con bú sữa mẹ càng lâu càng tốt. Sau 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đủ sức đáp ứng hoàn toàn nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ nữa. Trẻ có thể bị đứng cân, tăng trưởng chậm nếu không “quen” với việc ăn dặm kịp thời.

2. Nên cho con ăn dặm những gì?

Để chuẩn bị cho quá trình ăn dặm của con, từ cuối tháng thứ 4, bạn nên bắt đầu cho bé “nhấm thử” những vị món này món kia ngoài sữa mẹ. Lưu ý, chỉ “nhấm thử” chứ không “ăn”. Ví dụ thỉnh thoảng, bạn có thể chấm một chút xíu nước súp trên đầu muỗng và chạm vào môi bé một cái. Những lần “nhấm thử” này ít đến nỗi sẽ không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến hệ tiêu hóa của trẻ. Nhưng cái được rất lớn là trẻ sẽ dần ý thức được rằng có những cái “gì đó” ngoài hương vị sữa mẹ bình thường.
cho con an dam


Từ tháng thứ 5 hoặc 6, bắt đầu cho con ăn dặm theo công thức: từ loãng đến đặc, từ ít đến nhiều, từ ngọt đến mặn. Ban đầu, bạn có thể cho con ăn từng chút ít trái cây nghiền thật nhuyễn như đu đủ. Khi bắt đầu với bột, chén bột chỉ bao gồm 2 muỗng bột trong 200ml nước. Lưu ý là khoảng thời gian này, nước dùng để pha bột nên là nước trong hoàn toàn. Chỉ nêm thêm một chút xíu nước mắm nhạt, không dùng bột nêm, không dùng nước thịt để nấu bột.

3. Bột ăn dặm của trẻ bao gồm…?

Nếu bạn mua được loại bột ăn dặm uy tín bên ngoài thị trường, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất cho trẻ thì cũng khá yên tâm. Trong trường hợp muốn tự nấu các món ăn dặm cho con, bạn cần đảm bảo món ăn dặm phải bao gồm đầy đủ 4 nhóm:

Bột đường (gạo, bắp, khoai…).

Ðạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu…): Trong mỗi chén bột cần 1 muỗng canh thức ăn giàu đạm.

Dầu ăn: Rất cần cho sự phát triển của não bộ, cung cấp nhiều năng lượng, giúp hấp thu các vitamin tan trong chất béo đồng thời làm cho chén bột mềm, dễ nuốt. Mỗi chén cho 1 muỗng canh dầu. Ở tuổi của bé, bạn nên cho bé ăn dầu từ hạt như dầu cải, dầu mè, dầu nành, dầu hướng dương hoặc dầu ô-liu.

Rau: Cung cấp vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể, đồng thời cung cấp chất xơ giúp tránh táo bón. Mỗi chén cần 2 – 3 muỗng canh rau.

Bạn lưu ý là cần thường xuyên đổi món cho trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng. Không nên nấu một nồi cháo ăn cả ngày, hâm đi hâm lại, cháo sẽ mất vitamin và cũng không còn thơm ngon. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng chính những nguyên liệu đi chợ mỗi ngày của mình, chịu khó nấu đổi món cho trẻ 3 bữa/ngày.

4. Món ăn dặm của trẻ nên dùng “nước” hay “cái”?

Rất nhiều bà mẹ Việt Nam cho rằng khi dùng thịt, cá, tôm, xương… hầm nhừ thì toàn bộ chất dinh dưỡng, tinh túy sẽ nằm trong nước hầm. Cho con ăn nước này là đã tốt rồi. Có bà mẹ suốt giai đoạn con 6-7 tháng chỉ cho ăn toàn một món cháo nấu loãng, nghiền nhuyễn, trộn với nước hầm.

Thực tế cho thấy, nước hầm chỉ cho vị ngọt và mùi thơm nhưng lại không có giá trị dinh dưỡng bao nhiêu. Các chất xơ trong rau củ rất cần cho trẻ, cũng như các “xác” thịt cá mới đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của bạn. Bạn nên băm nhuyễn, nghiền nhỏ các loại “xác” này, nấu thật mềm cho trẻ ăn cả “cái”.

5. Không nên lạm dụng “xay” sinh tố!

Các chất xơ trong rau củ rất cần cho trẻ, cũng như các “xác” thịt cá mới đủ khả năng cung cấp dưỡng chất cần thiết cho bé yêu của bạn.

Bạn chỉ nên cho trẻ ăn thức ăn xay nhuyễn vào giai đoạn tập ăn dặm đầu tiên. Khi răng của trẻ mọc đủ dần, không nên cái gì cũng xay nhuyễn cho con ăn dặm vì sợ con tiêu hóa không tốt nữa. Thói quen đó của mẹ có thể khiến bé chỉ biết nuốt trọng, không chịu nhai, không có thói quen dùng răng hàm nghiền thức ăn.

Độ 7-8 tháng, bé đã có thể ăn được cháo nhuyễn rồi. Đến 12 tháng thì đã có thể làm quen với cháo nấu còn hạt. Bạn cần nắm được “lịch trình” này để thay đổi dần thức ăn theo hướng tập cho con nhai dần. Vào thời điểm trẻ được 7 tháng, đã không nên dùng máy sinh tố nữa mà nên rây cháo qua lỗ rây, để có một chút “lợn cợn” giúp trẻ làm quen thay vì mọi thứ được nhuyễn nhừ hết cả.

6. Và cuối cùng, đừng chỉ là… cà rốt, khoai tây!

Rất nhiều bà mẹ, khi nghe nhắc đến rau củ, chất xơ thì chỉ nghĩ đến… cà rốt và khoai tây. Có nhiều trẻ khi bác sĩ hỏi đến thì mới phát hiện chỉ ăn toàn cà rốt, khoai tây chứ không được “nhấm” đến bất kỳ loại rau nào khác trong quá trình ăn dặm. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận một thực tế rằng khoai tây, cà rốt cung cấp cho trẻ nhiều bột đường nhưng lại không đủ vitamin cần thiết. Vì vậy, khi bác sĩ nhắc bạn rằng nên bổ sung rau thì hãy nghĩ đến những loại rau mềm như mồng tơi, cải xanh… chứ không phải chỉ là khoai tây, cà rốt. Cũng cần nhắc thêm bạn một điều là mỗi lần nấu cháo hay bột cho con ăn dặm, chỉ nên sử dụng một loại rau chứ không nên kết hợp kiểu “tả pín lù”, trẻ sẽ không thích nghi được mùi trộn lẫn khó chịu ấy.