Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu thường nhận được những lời khuyên khác nhau về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Người thì bảo nên ăn càng nhiều càng tốt cho sự phát triển của bé, người lại nói không nên ăn nhiều trong lúc này. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào mới đúng? Cùng đi tìm câu trả lời nhé.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu


Bà bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?


0,9kg tới 2,3kg là số cân tăng chuẩn của thai phụ 3 tháng đầu với số cân vừa phải. riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

4 nhóm dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu

Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.

- Chất bột: gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến

- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu


Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Cụ thể hơn, chúng ta có:

- Các loại đậu, rau xanh lành tính (bí, bầu, mướp,rau cải..)

- Thịt bò, gà, heo nạc, trứng, trứng gà ta thì tốt. Tim, cật.

- Ăn trái cây lành: thanh long,xoài,ổi, mận (roi),na (mãng cầu), cam

- Uống sữa: sữa bầu hay sữa tươi giữa các bữa ăn.

- Mỗi tuần ăn 1 bữa cháo cá chép, cháo hạt sen hoặc cháo cật heo để an thai.

- Uống nhiều nước mỗi ngày

- Nên 1 tuần ăn gan 1 lần

- Bên cạnh các chất dinh dưỡng có từ ăn uống, bạn có thể uống thêm các thuốc chứa vitamin, axit folic. Đặc biệt là axitfolic vì nếu thiếu chất này sẽ tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu trên đây ít nhiều sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét