Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Đặt Tên Hay Cho Bé Gái Với 4 Chữ (P.2)

Tiếp theo các gợi ý đặt tên ở bài trước, dưới đây sẽ là những cái tên đẹp dành cho cô công chúa nhà bạn. Cùng tham khảo nhé!

Đặt tên cho con gái hay với 4 chữ


Vũ: Vũ có nghĩa là mưa, là khúc nhạc hay, cũng bao hàm nghĩa về sức mạnh to lớn.

  • Vũ Thu Hạ: Cơn mưa mùa hạ làm thanh mát tâm hồn
  • Vũ Diễm Phương: Một cái tên gợi nên sự đẹp đẽ, kiều diễm
  • Vũ Khánh Ngọc: Mong con trở thành một viên ngọc xinh đẹp, kiêu kì
  • Vũ Hồng Nhung: Con như một bông hồng đỏ thắm và rực rỡ
  • Vũ Kim Ngân: Con chính là tài sản lớn của bố mẹ

An: là một cái tên hàm ý nhẹ nhàng, yên bình. Khi đặt tên An cho con, đó là lúc mẹ mong muốn con có một cuộc sống luôn may mắn, êm đềm.

  • An Hoài An: Cuộc sống của con sẽ mãi bình an như chính cái tên
  • An Lan Chi: Là bông hoa đáng yêu nhỏ xinh
  • An Quỳnh Dao: Con là cây quỳnh, cành dao xinh đẹp
  • An Trúc Đào: Loài hoa rực rỡ, duyên dáng

Vy: bản thân chữ “Vy” cũng mang một ý nghĩa hết sức nữ tính. Tên Vy mô tả một cô gái xinh xắn, nhỏ bé nhưng cũng rất giàu sức sống.

  • Vy Diễm Thảo: loài cỏ dại tuy nhỏ bé nhưng lại mạnh mẽ
  • Vy Bảo Thoa: cây trâm quý giá
  • Vy Tố Tâm: người con gái có tâm hồn đẹp, thanh cao
  • Vy Linh San: tên một loại hoa đẹp
  • Vy Tố Quyên: Loài chim quyên trắng

Đan: “Đan” có trong từ linh đan, ngọc đan. Mang hàm ý quý báu như đan sa, tiên đan, thần dược

  • Đan Nhật Phương: hoa của mặt trời
  • Đan Khánh Quỳnh: nụ quỳnh kiều diễm
  • Đan Mỹ Lệ: Cái tên gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, kiêu sa đài các khó rời mắt
  • Đan Ngọc Hoa: một bông hoa bằng ngọc, đẹp đẽ, sang trọng, quý phái
  • Đan Ngọc Diệp: thể hiện sự xinh đẹp, duyên dáng, quý phái của cô con gái yêu
Như: Chữ "Như" gợi cảm giác nhẹ nhàng nữ tính, như hương như hoa, như ngọc như ngà. "Như" trong tên gọi thường mang ý so sánh với những điều tốt đẹp.

  • Như Ngọc Sương: Bé là một hạt sương nhỏ, trong sáng và đáng yêu
  • Như Hồng Nhung: Con gái tựa đóa hồng đỏ thắm, rực rỡ và kiêu sa
  • Như Nguyệt Minh: Bé như một ánh trăng sáng, dịu dàng
  • Như Ngọc Hoa: Bé như một bông hoa bằng ngọc sang trọng, quý phái
  • Như Lan Hương: Như cánh hoa lan đẹp đẽ

Lưu ý, để có họ tên đồng nhất, bố mẹ nên chọn tên đệm sao cho hợp vần điệu với họ của bé nhé. Như từ Mai, Thanh, Giang hợp với họ Nguyễn, Lê...; từ An, Vũ, Như hợp với họ Trần, Đào, Phạm…

Đọc phần trước của bài viết tại Đặt Tên Hay Cho Bé Gái Với 4 Chữ (P.1)

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách Để Đừng Vô Tình Mà Làm Hại Con, Mẹ Nhé!

Rất nhiều bậc phụ huynh ham con bụ, con béo tốt mũm mĩm. Mà không nghĩ đến sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Các mẹ cứ nghĩ nên cho con ăn càng nhiều, ăn thật nhiều bữa thì con sẽ “mau ăn chóng lớn”, lớn khỏe hơn các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này mà các mẹ đã gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con trẻ.

Nhiều cha mẹ bị ảnh hưởng tâm lý “nuôi con khéo” của ngày xưa. Nên đồ ăn của bữa trước trẻ chưa tiêu hóa hết đã vội "nhồi" thêm. Việc này dẫn đến tình trạng con không đói, giảm cảm giác thèm ăn gây biếng ăn hay béo phì.


Thời gian tiêu hóa thức ăn của con


Các bậc cha mẹ cần biết thời gian tiêu hóa của con để có thể sắp xếp thời biểu ăn hợp lý. Dưới đây thời gian thực phẩm tiêu hóa hết trung bình của các bé:

- Sữa mẹ: 1-2 giờ

- Sữa công thức: 2-3 giờ

- Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ

- Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ

- Đồ ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ

Ta có thể thấy, nếu bé được ăn với lượng sữa thông thường ít nhất 1-2 giờ sau mới có thể ăn bữa tiếp theo, tương tự với sữa công thức và các đồ ăn khác. Vì vậy, bố mẹ có thể thiết lập cho con một lịch sinh hoạt cố định, nề nếp và khoa học.

Việc này rất tốt cho đồng hồ sinh học của con và bạn sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian biểu. Không có lịch trình nào chuẩn cho tất cả các bé, bạn nên quan sát, nghiên cứu để xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp với con trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn dặm sớm và quá nhiều chất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho con ăn dặm sớm hơn, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, bé sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu và chán ăn.

Để biết thêm thông tin có liên quan của chủ đề này, mời mẹ tham khảo bài viết Vì sao cần phải cho bé ăn dặm đúng cách?.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Cẩm Nang Mẹ Bầu: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối (P.2)

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ bầu qua từng giai đoạn của tam cá nguyệt thứ 3.

Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 7


Thời điểm này, chứng thèm ăn có thể là cơn ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Vì vậy, bạn nên chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn hay đồ chiên xào, cay nóng.

Bắt đầu tham gia các lớp học tiền sản để có kiến thức về sinh nở cũng như chăm con. Bên cạnh đó, mẹ có thể bắt đầu lập danh sách đồ sơ sinh để chuẩn bị mua sắm.

Nên dành nhiều thời gian để ngủ hơn.


Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 8


Lúc này, bạn có thể gặp phải những cơn chuyển dạ giả. Đó là cách tử cung co thắt chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật sự. Bạn nên tập thở trong những cơn chuyển dạ giả, sẽ có ích khi đối mặt với cơn chuyển dạ thật. Song song đó, nên tập luyện những bài tập đáy chậu để hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn (nếu bạn sinh thường).

Bắt đầu sắp xếp công việc để nghỉ thai sản (nếu bạn đang đi làm).

Việc của mẹ bầu vào lúc này là toàn tâm toàn ý dành mọi điều tốt đẹp nhất cho bé. Hãy nghĩ về những cái tên thật hay và ý nghĩa.

Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 9


Vào tháng cuối cùng, những cơn thở của bạn đã trở nên thoải mái hơn. Lúc này, trọng lượng của thai nhi gây sức ép lên bàng quang và khiến bạn gia tăng tình trạng tiểu dắt, tiểu đêm nhiều.

Bắt đầu lên kế hoạch về tài chính cho việc sinh con và chăm con sau sinh. Hãy thảo luận cùng chồng những món đồ mà bạn sẽ mua, chọn nơi dự sinh và chuẩn bị giấy tờ, phương tiện phòng cho trường hợp bạn có thể vào viện chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Đừng nên lo lắng thái quá mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều để tạo tâm lý thoải mái.

Duy trì ăn cá vào 3 tháng cuối để cung cấp DHA cho bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, bộ não của bé dần hoàn thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và trong giai đoạn nhũ nhi. Khoảng 2 tuổi, bộ não của bé có thể tích bằng khoảng 80% bộ não người trưởng thành.

Nhóm thực phẩm giàu DHA và Omega3 bao gồm: các loại cá biển (cà mòi, cá hồi, cá trích, cá thu, cá nục, cá ngừ…); Các loại dầu thực vật, bơ thực vật; trứng; các loại đậu nguyên hạt…

Với các loại cá biển, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần là đủ lượng DHA cho mẹ và bé. Bạn không nên ăn nhiều cá biển vì có nhiều loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe.


Đọc phần trước của bài viết tại Cẩm Nang Mẹ Bầu: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối (P.1)

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm?

Trẻ sơ sinh bị vàng da là một trường hợp rất phổ biến. Bệnh vàng da thường được chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Nếu bé bị vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn.

Làm sao để biết trẻ có bị vàng da hay không?


Để nhận biết trẻ có vàng da hay không? Các bố mẹ cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời hay trong bóng mát. Sau đó dùng ngón tay ấn lướt trên da mặt của bé, nếu thấy hiện tượng da có dấu hiệu màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được đưa ngay đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và theo dõi, nhằm phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn vì có nguy cơ biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não, để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da được chia làm 2 trường hợp là sinh lý và bệnh lý:

Với vàng da sinh lý: Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

Với vàng da bệnh lý:


– Vàng da do nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

– Vàng da do người mẹ mắc giang mai: Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

– Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua nhau thai gây nên.

– Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh: Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

– Vàng da do tắc mật bẩm sinh: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.


Các phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh


Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện nhi Việt Nam, bệnh vàng da của trẻ sơ sinh chủ yếu sẽ được điều trị bằng 3 phương pháp, đó là:

- Phương pháp thứ nhất: Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng cho trẻ sơ sinh thông qua việc bú hoặc truyền dịch. Có thể là truyền albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

- Phương pháp thứ hai: Chiếu đèn, đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

- Phương pháp thứ ba: Với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần phải thay máu để trẻ không bị nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.


Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc con trẻ. Để có thể cảm thấy công việc này nhẹ nhàng, thoải mái hơn, hãy tham khảo bài viết Chăm sóc trẻ sơ sinh có khó hay không?.