Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách Để Đừng Vô Tình Mà Làm Hại Con, Mẹ Nhé!

Rất nhiều bậc phụ huynh ham con bụ, con béo tốt mũm mĩm. Mà không nghĩ đến sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Các mẹ cứ nghĩ nên cho con ăn càng nhiều, ăn thật nhiều bữa thì con sẽ “mau ăn chóng lớn”, lớn khỏe hơn các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này mà các mẹ đã gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con trẻ.

Nhiều cha mẹ bị ảnh hưởng tâm lý “nuôi con khéo” của ngày xưa. Nên đồ ăn của bữa trước trẻ chưa tiêu hóa hết đã vội "nhồi" thêm. Việc này dẫn đến tình trạng con không đói, giảm cảm giác thèm ăn gây biếng ăn hay béo phì.


Thời gian tiêu hóa thức ăn của con


Các bậc cha mẹ cần biết thời gian tiêu hóa của con để có thể sắp xếp thời biểu ăn hợp lý. Dưới đây thời gian thực phẩm tiêu hóa hết trung bình của các bé:

- Sữa mẹ: 1-2 giờ

- Sữa công thức: 2-3 giờ

- Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ

- Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ

- Đồ ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ

Ta có thể thấy, nếu bé được ăn với lượng sữa thông thường ít nhất 1-2 giờ sau mới có thể ăn bữa tiếp theo, tương tự với sữa công thức và các đồ ăn khác. Vì vậy, bố mẹ có thể thiết lập cho con một lịch sinh hoạt cố định, nề nếp và khoa học.

Việc này rất tốt cho đồng hồ sinh học của con và bạn sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian biểu. Không có lịch trình nào chuẩn cho tất cả các bé, bạn nên quan sát, nghiên cứu để xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp với con trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn dặm sớm và quá nhiều chất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho con ăn dặm sớm hơn, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, bé sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu và chán ăn.

Để biết thêm thông tin có liên quan của chủ đề này, mời mẹ tham khảo bài viết Vì sao cần phải cho bé ăn dặm đúng cách?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét