Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm?

Trẻ sơ sinh bị vàng da là một trường hợp rất phổ biến. Bệnh vàng da thường được chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Nếu bé bị vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn.

Làm sao để biết trẻ có bị vàng da hay không?


Để nhận biết trẻ có vàng da hay không? Các bố mẹ cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời hay trong bóng mát. Sau đó dùng ngón tay ấn lướt trên da mặt của bé, nếu thấy hiện tượng da có dấu hiệu màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được đưa ngay đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và theo dõi, nhằm phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn vì có nguy cơ biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não, để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da được chia làm 2 trường hợp là sinh lý và bệnh lý:

Với vàng da sinh lý: Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

Với vàng da bệnh lý:


– Vàng da do nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

– Vàng da do người mẹ mắc giang mai: Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

– Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua nhau thai gây nên.

– Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh: Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

– Vàng da do tắc mật bẩm sinh: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.


Các phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh


Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện nhi Việt Nam, bệnh vàng da của trẻ sơ sinh chủ yếu sẽ được điều trị bằng 3 phương pháp, đó là:

- Phương pháp thứ nhất: Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng cho trẻ sơ sinh thông qua việc bú hoặc truyền dịch. Có thể là truyền albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

- Phương pháp thứ hai: Chiếu đèn, đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

- Phương pháp thứ ba: Với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần phải thay máu để trẻ không bị nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.


Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc con trẻ. Để có thể cảm thấy công việc này nhẹ nhàng, thoải mái hơn, hãy tham khảo bài viết Chăm sóc trẻ sơ sinh có khó hay không?.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét