Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Cẩm Nang Mẹ Bầu: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối (P.2)

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ bầu qua từng giai đoạn của tam cá nguyệt thứ 3.

Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 7


Thời điểm này, chứng thèm ăn có thể là cơn ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Vì vậy, bạn nên chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn hay đồ chiên xào, cay nóng.

Bắt đầu tham gia các lớp học tiền sản để có kiến thức về sinh nở cũng như chăm con. Bên cạnh đó, mẹ có thể bắt đầu lập danh sách đồ sơ sinh để chuẩn bị mua sắm.

Nên dành nhiều thời gian để ngủ hơn.


Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 8


Lúc này, bạn có thể gặp phải những cơn chuyển dạ giả. Đó là cách tử cung co thắt chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật sự. Bạn nên tập thở trong những cơn chuyển dạ giả, sẽ có ích khi đối mặt với cơn chuyển dạ thật. Song song đó, nên tập luyện những bài tập đáy chậu để hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn (nếu bạn sinh thường).

Bắt đầu sắp xếp công việc để nghỉ thai sản (nếu bạn đang đi làm).

Việc của mẹ bầu vào lúc này là toàn tâm toàn ý dành mọi điều tốt đẹp nhất cho bé. Hãy nghĩ về những cái tên thật hay và ý nghĩa.

Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 9


Vào tháng cuối cùng, những cơn thở của bạn đã trở nên thoải mái hơn. Lúc này, trọng lượng của thai nhi gây sức ép lên bàng quang và khiến bạn gia tăng tình trạng tiểu dắt, tiểu đêm nhiều.

Bắt đầu lên kế hoạch về tài chính cho việc sinh con và chăm con sau sinh. Hãy thảo luận cùng chồng những món đồ mà bạn sẽ mua, chọn nơi dự sinh và chuẩn bị giấy tờ, phương tiện phòng cho trường hợp bạn có thể vào viện chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Đừng nên lo lắng thái quá mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều để tạo tâm lý thoải mái.

Duy trì ăn cá vào 3 tháng cuối để cung cấp DHA cho bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, bộ não của bé dần hoàn thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và trong giai đoạn nhũ nhi. Khoảng 2 tuổi, bộ não của bé có thể tích bằng khoảng 80% bộ não người trưởng thành.

Nhóm thực phẩm giàu DHA và Omega3 bao gồm: các loại cá biển (cà mòi, cá hồi, cá trích, cá thu, cá nục, cá ngừ…); Các loại dầu thực vật, bơ thực vật; trứng; các loại đậu nguyên hạt…

Với các loại cá biển, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần là đủ lượng DHA cho mẹ và bé. Bạn không nên ăn nhiều cá biển vì có nhiều loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe.


Đọc phần trước của bài viết tại Cẩm Nang Mẹ Bầu: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối (P.1)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét