Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Những Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Bị Táo Bón

Để tránh bị táo bón, điều chỉnh việc ăn uống là điều cần thiết. Hãy cùng khám phá xem những thực phẩm nào là kẻ thù của táo bón trong bài viết dưới đây nhé!

Mận khô


Mận khô và nước ép mận là cách giảm táo bón vô cùng hiệu quả. Trong mận khô rất giàu chất xơ cũng như chứa sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học cho những người bị táo bón ăn mận khô và uống thuốc nhuận tràng. Kết quả là những người được ăn mận khô có tỷ lệ đi tiêu tự phát cao hơn so với những người uống thuốc. Vì thế, ăn mận khô hoặc uống nước ép mận chắc chắn sẽ giúp bà bầu giải quyết được chứng táo bón.

Đậu


Mỗi 180g đậu các loại có chứa 10g chất xơ, nhiều hơn so với hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan để giúp thực phẩm tiếp tục di chuyển xuống ruột. Nhiều loại đậu khác nhau, chẳng hạn như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu ngự… cần được thêm vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu hạn chế táo bón.

Kiwi


Trong một trái kiwi cỡ vừa có chứa khoảng 2,5g chất xơ cùng rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng, nhất là cho đường ruột. Theo nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2 trái kiwi/ngày sẽ giúp đi tiêu thường xuyên hơn.
kiwi tri tao bon cho ba bau


Bánh mì lúa mạch đen


Bà bầu nên ăn thêm bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc để giảm bớt táo bón thai kỳ. Các loại ngũ cốc có chứa rất nhiều chất xơ không chỉ tốt cho ruột mà còn cho cả tim mạch. Arabinoxylan – thành phần chính của chất xơ trong lúa mạch đen – chính là thành phần giúp thực phẩm trong ruột dễ di chuyển.

Một thí nghiệm cho thấy ăn đủ lượng bánh mì để cơ thể có được 30g chất xơ mỗi ngày. Qua đó, các chuyên gia đã tìm ra rằng bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt có tác dụng giúp giảm táo bón tốt hơn so với bánh mì làm từ lúa mì và thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều bánh mì lúa mạch.

Quả lê


Hầu hết thành phần trong quả lê chính là chất xơ. Hãy ăn luôn vỏ để hấp thụ được nhiều chất xơ nhất có thể. Khi bạn ăn một quả lê trung bình không bỏ vỏ, bạn đã được cung cấp 5–6g chất xơ cần thiết để điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, tránh táo bón thai kỳ.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Bà Bầu Bị Táo Bón, Tiêu Chảy Phải Làm Sao?

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Căng Tức Bụng Trong Tháng Đầu Mang Thai Là Biểu Hiện Bệnh Lý Nguy Hiểm

Căng tức bụng trong quá trình mang thai có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về đau tức bụng khi mang thai tháng đầu, hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Nhiễm trùng đường tiết niệu


Trong giai đoạn mang thai, kích cỡ của tử cung sẽ phát triển to hơn so với bình thường, chèn lên bàng quang khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài hơn. Đây là lý do phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện của nhiễm trùng dường tiết niệu bao gồm đau vùng bàng quang, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên.

Nhiễm trùng được tiết niệu nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiễm trùng thận, dễ gây sinh non và em bé nhẹ cân. Để phòng ngừa, mẹ nên uống nhiều nước, chọn và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu.
Căng Tức Bụng Trong Tháng Đầu

Tiền sản giật

Mẹ bầu cảm thấy đau bụng dưới liên tục, kèm theo huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề là những biểu hiện của tiền sản giật khi mang thai. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể khiến cả thai phụ và thai nhi tử vong, do đó khi gặp những dấu hiệu này thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sảy thai

Trong một ít trường hợp đau bụng dưới khi mang thai cũng là dấu hiệu của sảy thai mà mẹ bầu nên lưu ý. Hiện tượng ra máu âm đạo là triệu chứng đầu tiên cho thấy mẹ có nguy cơ sảy thai. Những cơn đau dưới bụng khi mang thai có thể tăng lên làm bạn có cảm giác đau như trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra cũng có những dấu hiệu khác kèm theo như xuất huyết và đau lưng.

Bài viết những thông tin về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Nếu mẹ cảm thấy có những dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.

Và đừng quên tham khảo bài viết Căng Tức Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu nhé!

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Cách Tính Ngày Rụng Trứng: Vì Sao Rụng Trứng Không Xuất Hiện?

Không ít người gặp phải hiện tượng trứng không rụng dù vẫn có kinh nguyệt. Điều này gây khó khăn cho những chị em nào muốn mang thai. Vậy trường hợp này là như thế nào và nguyên nhân do đâu?

Vòng kinh không phóng noãn

Vào độ tuổi dậy thì, buồng trứng phát triển hoàn thiện và bắt đầu quá trình rụng trứng, cụ thể là mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có 1 trứng rụng. Trứng này đợi được thụ tinh để trở thành hợp tử, từ đó thành bào thai. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, trứng thoái hóa cùng niêm mạc tử cung đào thải ra ngoài. Lúc đó kinh nguyệt xuất hiện.

Một chu kỳ không có nang noãn chín sẽ không diễn ra hiện tượng phóng noãn như các chu kỳ kinh nguyệt khác. Thỉnh thoảng chị em nào cũng có vòng kinh không phóng noãn nhưng tình trạng vòng kinh không phóng noãn thường gặp hơn ở các em gái vị thành niên, ở phụ nữ sắp mãn kinh hoặc những người mới có kinh trở lại sau sẩy thai hoặc sinh con xong.

Vào tuổi dậy thì, do hoocmon hoạt động chưa ổn định, làm nang noãn không chín, không đầy đủ LH phóng noãn. Còn vào tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng không còn đủ nhạy cảm để phản hồi hoocmon của tuyến yên nên nang noãn không chín và không phóng noãn. Sau sẩy thai, những vòng kinh đầu tiên có thể không phóng noãn.
  Cách Tính Ngày Rụng Trứng

Nhận biết chu kỳ không phóng noãn

Chu kỳ thường ngắn ngày, từ 23-25 ngày. Do không có phóng noãn nên cũng không có sự tạo thành và hoạt động của hoàng thể nên về mặt nội tiết, chu kỳ kinh bị rút ngắn..

Đặc điểm của vòng kinh không phóng noãn là không gây đau bụng khi hành kinh. Nếu bình thường bạn vẫn thấy đau bụng khi có kinh nhưng lần này thấy không đau đớn gì hoặc chỉ đau rất nhẹ thì chu kỳ kinh trước đó có thể không phóng noãn.

Vì sự rụng trứng không diễn ra do đó khả năng thụ thai gần như bằng không. Vì vậy, có thể xem vòng kinh không phóng noãn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.

Nguyên nhân

Những bất thường trong điều hòa hormon của hệ dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng. Cụ thể hơn có thể do vùng dưới đồi-tuyến yên tiết không đủ hormon kích thích đối với buồng trứng (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên). Có khi do buồng trứng giảm nhạy cảm đối với hormon kích thích của vùng dưới đồi-tuyến yên (thường gặp ở lứa tuổi tiền mãn kinh). Hoặc có thể do bệnh tật hoặc tổn thương thực thể như: bệnh hoặc tổn thương tại vùng dưới đồi-tuyến yên làm suy chức năng bài tiết hormon; hoặc bất thường ở buồng trứng (bệnh buồng trứng đa nang). Các loại thuốc tránh thai phổ biến hiện nay dù là loại viên hay uống, loại thuốc tiêm hay cấy dưới da đều có tác dụng ức chế hiện tượng rụng trứng.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Những Cách Tính Ngày Rụng Trứng Khi Chu Kỳ Không Đều