Thứ Sáu, 23 tháng 10, 2015

CÁCH NÀO NGĂN NGỪA TRẺ BỊ HĂM TÃ?

Trẻ bị hăm tã gần như là nỗi lo lắng thường trực của các bà mẹ, không chỉ riêng gì mẹ Suri. Mỗi lần nhìn thấy vùng da tiếp xúc tã của con bị mẩn đỏ, con đau rát, khó ngủ, quấy khóc là không mẹ nào chịu đựng nổi.

Trẻ bị hăm tã là gì?


bé bị hăm tã


Bé bị hăm tã là do bố mẹ cho bé mặc tã nhưng không thay thường xuyên, để da bé tiếp xúc lâu với các enzyme của chất thải trong tã, làm kích ứng bề mặt làn da mỏng manh nhạy cảm của bé, gây ra hăm tã.

Dù bé dễ bị hăm tã nhưng thực ra phòng ngừa hăm tã cũng rất đơn giản. Các mẹ ghi vào sổ tay những tips sau đây nhé!


Cách ngừa hăm tã cho bé nè!

- Thay tã cho bé thường xuyên! Các mẹ nhớ thay ngay mỗi lần cho bé bú, ngay cả giữa đêm nếu con thức giấc nhé!
- Giữ khu vực da tiếp xúc với tã luôn sạch sẽ, khô ráo
- Bôi kem, phấn chống hăm lên da bé sau khi đã vệ sinh sạch sẽ rồi mới mặc tã



- Nên cho bé sử dụng các loại tã thông thoáng và mềm mại, có độ thấm hút tốt
- Theo dõi lượng nước có trong chế độ ăn của bé (với bé đã bắt đầu ăn dặm), gồm cả nước uống, sữa hay nước trái cây, vì càng uống nhiều, nhu cầu thay tã của bé càng cao hơn.
- Cẩn thận khi chọn khăn ướt để lau da bé. Có thể một số loại khăn ướt chứa cồn gây nên kích ứng cho da bé. Tương tự, xà phòng tắm bé cũng cần được chọn cẩn thận.

Quan trọng: Dấu hiệu cần đưa bé đến bác sĩ trị hăm tã ngay!

- Triệu chứng hăm tã không giảm sau 3-4 ngày, hoặc vết hăm tã lan rộng ra, dù các mẹ đã áp dụng các cách trị hăm tã tại nhà
- Da bé xuất hiện các vết phồng, vảy cứng hoặc mụn nhọt
- Bé bị sốt đột ngột
- Hoặc khi thấy các biểu hiện bất thường ở bé

Ngăn ngừa hăm tã không hề khó, chỉ cần các mẹ lưu ý một số điều mẹ Suri đã kể ra ở trên. Phòng bệnh hơn chữa bệnh, tốt nhất là đừng để bé bị hăm tã vì bất kỳ lý do gì, các mẹ nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét