Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Ý Tưởng “Cực” Hay Để Đặt Tên Con Trai, Gái Có Ý Nghĩa Cho Bé Sinh Đôi Nhà Bạn

Đặt tên cho con là điều vô cùng quan trọng và khó khăn đối với các bậc cha mẹ mỗi khi đưa ra quyết định, khó khăn này sẽ nhân đôi nếu gia đình nào chuẩn bị đón chào cặp song sinh. Để giảm bớt những khó khăn lo lắng khi đặt tên cho con sinh đôi, trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn bí quyết để lựa chọn những cái tên hay nhất cho các bé song sinh này, vừa ý nghĩa dễ nghe vừa ấn tượng thú vị.

Đặt “hai” nhưng mà “một”

Nhằm tạo ra một mối gắn kết giữa hai trẻ, bạn hãy dùng những cái tên có chung đề tài. Hãy nghĩ ra một đề tài nào đó và dùng những cái tên có chung đề tài này để đặt cho cả hai bé. Với cách đặt như vậy, ngầm ý giữa sự liên kết hai trẻ song sinh sẽ ý nghĩa hơn.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn hai bé gái sinh đôi có chung một sự liên hệ với nhau về loài hoa nổi bật của một mùa nào đó trong năm, bạn có thể đặt cho một bé tên Đào và bé còn là Mai. Nếu bạn song sinh con trai, bạn có thể liên hệ đến núi rừng và đặt cho hai bé với hai cái tên Sơn và Lâm. Trường hợp bạn sinh đôi khác trứng, một trai một gái bạn vẫn có thể tìm được một sự liên kết tương tự, chẳng hạn như Thiên và Nguyên đều cùng hướng đến đất trời.

Gọi “hai” nhưng mà “một”

Một số bố mẹ lại chọn cách vận vần để đặt tên cho cặp sinh đôi của mình. Ví dụ như là Diễm Lan và Thúy Lan với cặp bé gái hoặc Cao Hùng và Đại Hùng với cặp bé trai. Khi nghe đến hai tên, chắc chắn bạn sẽ đoán ra ngay ý đồ của bố mẹ trong cách đặt tên. Tuy nhiên, bởi cách đặt tên quá giống nhau về vần khiến đôi lúc ta dễ nhầm lẫn trong cách xưng hô hằng ngày.
Còn một lưu ý đáng lo ngại hơn là những cái tên quá giống nhau từ cách xưng hô như thế này sẽ khiến đôi trẻ khó phát triển độc lập.

Gọi con nghĩ “bố/mẹ”

Nếu bạn đã thực sự đau đầu vì những cái tên của các cặp song sinh, tại sao bạn không nghĩ mình chính là đề tài thú vị nhất cho những cái tên của các bé? Nếu bạn đã thực sự đau đầu vì những cái tên của các cặp song sinh, tại sao bạn không nghĩ mình chính là đề tài thú vị nhất cho những cái tên của các bé? Đơn giản, hãy lấy tên bố mẹ làm tên lót cho con và từ đó bạn có thể triển khai những cái tên hoàn thiện cho bé.

Hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn phần nào đỡ đau đầu hơn khi quay cuồng chọn cách đặt tên cho bé. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết Đặt tên con trai, gái sao thật có ý nghĩa để tha hồ sáng tạo các tên ý nghĩa cho “đôi thiên thần” của mình nhé!

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Những Cái Tên Hay Và Dễ Thương Cho Bé Gái Dùng Ở Nhà

Bên cạnh tên chính thức trên giấy khai sinh, hiện nay mỗi bé đều có cho riêng mình một cái biệt danh ở nhà do bố mẹ đặt. Không biết nên gọi con yêu như thế nào nghe đáng yêu nhất? Đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Tên ở nhà dễ thương cho con gái
Không cần phải tốn nhiều thời gian như khi đặt tên khai sinh cho con, tên gọi ở nhà cho bé có thể đến từ bất cứ điều gì mà bố mẹ bất chợt nghĩ ra. Gọi con bằng một nick name đáng yêu là cách mà bố mẹ bày tỏ tình cảm của mình với con cái, cũng như là cách gắn kết tình cảm giữa những thành viên trong nhà.

Dưới đây là một số cái tên đáng yêu dành cho cô công chúa của bạn

  • Đặt tên theo trái cây các loại: Mít, Ổi, Sơ ri, Đào, Mận, Su hào, Khoai, Na, Bắp cải, Cà chua...
  • Đặt tên theo động vật có hình dáng dễ thương: Thỏ, Nhím, Sóc, Vẹt, Cún, Mèo...
  • Đặt tên theo tiếng Anh: Barbara, Catherine, Christiana, Daisy, Diana, Elizabeth, Gloria, Hellen, Jane, Alie, Kate, Sarah, Jenny, Amy, Ramie, Bella, Linda, Sophie, Emma, Amber, Alice….
  • Đặt tên theo cách “ông bà xưa” để dễ nuôi: Mén, Tí, Ty, Bông, Tít, Bống, Tủn...
  • Đặt tên theo nhân vật truyện tranh: Xuka, Doraemon, Nobita, Burin...
  • Để tăng tính độc đáo và sáng tạo hơn nữa, nhiều bậc cha mẹ thích đặt tên cho bé gái dựa vào tính cách, đặc điểm, sở thích món ăn của bé hoặc của cha mẹ. Chẳng hạn như: Kẹo, Mứt, Kem, Snack, Pizza, Bánh, Bún, Nem, Cơm… Hoặc đặt tên cho bé theo tên của các con vật bé thích như: Nhím, Hươu, Thỏ, Nghé, Cua, Voi, Heo, Sóc, Chuột…

Có vô vàn cái tên ở nhà siêu đáng yêu dành cho con gái cưng của bạn. Trong những cái tên gợi ý trên đây, bạn thích tên nào nhất? Hy vọng mẹ đã chọn được biệt danh dễ thương tặng nàng công chúa bé xinh của mình!

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Thực Đơn Dinh Dưỡng Hàng Ngày Cho Bà Bầu Thiếu Sắt

Bà bầu là đối tượng rất dễ gặp nguy cơ thiếu sắt, chính là nguyên nhân gây nguy hại đến tình trạng phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Để tránh những sai lầm đáng tiếc trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần được bổ sung sắt, trong đấy có cả chế độ ăn hàng ngày của mẹ. Vậy bà bầu thiếu sắt cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng nào?

Chuối

Chuối chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, các loại vitamin và khoáng chất ở đây có thể giúp tinh thần bạn vui vẻ hơn. Sắt, protein, canxi, photpho, các loại vitamin A, C, B6 là thành phần dinh dưỡng chính trong chuối, đây đều là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mẹ bầu và thai nhi.

Các loại hạt

Các loại hạt mẹ nên lựa chọn trong thai kỳ của mình bao gồm: hạt óc chó, hạt đậu, hạt lạc, hạnh nhân, hạt dẻ, hướng dương, hạt sen, bí hoặc hạt dưa.
Đây đều là những loại hạt không khó mua lại có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt là nguồn bổ sung sắt tự nhiên cho mẹ bầu.

Rau bina

Trong bất kỳ thực đơn bổ sung sắt, hỗ trợ mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu trong cơ thể đều không thể thiếu rau bina. Rau bina có tên gọi khác là rau chân vịt, là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng các vitamin A, C, E, K, cùng các khoáng chất bổ ích như canxi, magie, sắt, chất xơ,…
Ngoài khả năng bổ sung máu cho cơ thể, rau bina còn là nguồn dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, phát triển não bộ cho thai nhi, giảm nguy cơ béo phì trong thai kì, hỗ trợ hệ xương phát triển, tăng cường thị lực và đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.

Nước cam


Nước cam là nguồn dưỡng chất giá trị cao, không những giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn bổ sung lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và axit folic. Vitamin C là thành phần hữu ích tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Trên đây là những thực phẩm có công dụng bổ sung chất sắt hiệu quả cho mẹ bầu, để biết mẹ bầu nên ăn gì mời bạn tham khảo bài viết Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu nhé.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Cần Bao Nhiêu Calo?

Việc tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày không chỉ giúp bà bầu có đủ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tránh việc bị tăng cân quá đà. Nhưng lượng calo nạp vào bao nhiêu là đủ? Cùng xem xét những trường hợp sau nhé!

Lượng calo và chỉ số BMI    

Khi bạn mang thai, lượng calo cần thêm nạp vào trong mỗi giai đoạn của thai kỳ phụ thuộc vào rất nhiều vào chỉ số khối cơ thể BMI và số lượng thai nhi. Trước khi mang thai, nếu chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình từ 18,5 – 23,9 do đó trong suốt quá trình 9 tháng, mức tăng cân lý tưởng là 9 - 12kg và số calo cần có trong giai đoạn này là từ 57.000 – 77.000 calo. Từ đó suy ra trung bình mỗi ngày bạn cần thêm 200 – 275 calo. Chi tiết hơn, chuyên gia khuyến nghị là nên thêm 100 calo mỗi ngày trong 3 tháng đầu, 200 calo cho 3 tháng giữa và 300 calo cho những tháng cuối.

Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt

Thực tế 3 tháng đầu không nhất thiết phải cố gắng nạp thật nhiều calo, bởi thai nhi vẫn đang trong giai đoạn hình thành và còn khá nhỏ. Hơn nữa các chứng ốm nghén sẽ hành hạ không ít mẹ bầu khiến các mẹ có cảm giác chán ăn, buồn nôn mỗi khi ngửi thấy mùi tanh, dầu mỡ... Vậy nên các mẹ cứ ăn uống bình thường và đủ chất nhé, không nên đặt nặng vấn đề ăn nhiều hay ít.
Trong khi đó, 3 tháng giữa của thai kỳ có lẽ là thời gian thoải mái nhất. Đây là lúc em bé bắt đầu phát triển rất nhanh về trọng lượng và kích thước. Thời điểm này thích hợp cho các mẹ ăn uống nhiều hơn và cảm thấy ngon miệng hơn. Song bạn cũng cần lưu ý kiểm soát mức năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày sao cho không quá 500 calo để tránh tăng cân cho mẹ mà không cho con.
Giai đoạn 3 tháng cuối là lúc để bạn điều chỉnh lại cân nặng. Nếu các tháng trước bạn đã tăng cân đúng mức (khoảng 6 – 9 kg) thì bạn có thể tiếp tục duy trì chế độ ăn thêm 200 – 300 calo mỗi ngày. Nếu bạn đã tăng cân nhanh trong những tháng trước thì cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ít đường bột, tăng cường hoa quả, rau xanh, đạm thịt trắng vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi vừa khống chế lượng calo không vượt quá.
Trên đây là một số lời khuyên về chỉ số năng lượng mẹ bầu cần có trong quá trình mang thai. Như vậy, để có một thực đơn cho bà bầu “chuẩn” và khoa học nhất, bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn trong bài Gợi Ý Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Từ Các Chuyên Gia Dinh Dưỡng