Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Điều Trị

Trầm cảm được xem là một trong những căn bệnh tiêu biểu của xã hội thời công nghiệp hóa. Trầm cảm có thể xảy ra đối với bất cứ ai, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh – đối tượng dễ rơi vào những trạng thái tâm lý bất ổn nhất.

Cách nhận biết bệnh trầm cảm

Biểu hiện trầm cảm khác nhau ở từng người nhưng có một số triệu chứng phổ biến nhất là: hoảng loạn hoặc sợ hãi; thường xuyên lo lắng về sức khỏe, sự an toàn của chính mình và những người thân; cảm thấy mình chưa là một người mẹ tốt; liên tục thấy cuộc sống bất hạnh, hay khóc lóc một cách vô cớ; lúc nào cũng muốn ngủ hoặc thấy khó ngủ; cảm thấy cuộc sống vô vị kể từ khi sinh con, không thấy niềm vui thích đối với con mình.

Những hướng điều trị

Nếu bạn rơi vào một trong các triệu chứng nêu trên thì hãy đến bác sĩ để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất. Đa phần những loại thuốc được kê là thuốc an thần có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và ổn định tâm lý hơn. Bên cạnh đó phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, thường xuyên bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp.
Noài ra việc điều trị trầm cảm còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và người thân. Những lời động viên, lắng nghe, quan tâm chia sẻ công việc chăm con sẽ giúp người mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trị liệu hội chứng trầm cảm sau sinh.
Đừng quên niềm tin và sự lạc quan chính là kẻ thù của trầm cảm. Người mẹ lúc này cần có sự tin tưởng rằng mình sẽ vượt qua giai đoạn này bằng cách suy nghĩ tích cực, đọc những sách về tâm lý, nghe nhạc nhẹ, vui tươi để thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi cho chính mình nhiều hơn. Tránh thức khuya và có thể nhờ người khác cho con uống sữa hộ. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh trở nặng hơn. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói và uống viên đa sinh tố mỗi ngày.
Trầm cảm không phải là một chứng bệnh quá xa lạ, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều mẹ Việt thờ ơ và chủ quan. Hơn nữa, những người thân trong gia đình nếu có phụ nữ mang thai càng phải tìm hiểu thêm về hội chứng này để sẵn sàng giúp đỡ và san sẻ sự mệt mỏi, áp lực khi nuôi con của người mẹ. Nếu bạn đang quan tâm đến căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Trầm Cảm Sau Sinh Và Những Điều Cần Biết.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Cách Trị Hăm Tã Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Đông (P2)

Phần lớn nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do nước tiểu đọng lại quá lâu mà chưa được thay. Hoặc do sau khi cho bé tắm xong, người bé còn chưa khô các bà mẹ đã vội quấn tã vào. Nhiều mẹ có thói quen sau khi tắm cho bé xong thường thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông và khiến hăm da xuất hiện.

Thay tã thường xuyên

Các mẹ nên thay tã thường xuyên và đúng giờ, không nên kéo dài thời gian mặc tã dù tã bé chưa đầy. Rất nhiều mẹ có con nhỏ chủ quan vì nghĩ tã bé chưa đầy không cần thay nên cứ để đến khi bé khóc ré lên.
Trong giai đoạn sơ sinh, làn da của bé mỏng manh hơn rất nhiều cho với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Các bà mẹ nên thường xuyên thay tã, tránh để làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.

Chỉ nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng các loại tã cho trẻ sơ sinh như: tã vải, tã giấy,... Tuy nhiên, cách chống hăm cho bé sơ sinh tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải. Vì tã vải thường mền mại, không có hóa chất, thông thoáng rất an toàn cho dàn da còn non của bé. Các bà mẹ hãy lựa chọn loại tã có chất liệu 100% cotton tự nhiên. Tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh vì ngoài độ an toàn, tã vải cũng giúp mẹ tiết kiệm tiền. Để biết cách trị hăm cho trẻ, mời các mẹ xem lại Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh vào mùa đông (P1) nhé!

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Đặt Vòng Tránh Thai Sau Khi Sinh

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các biện pháp phòng tránh thai ra đời ngày càng trở nên đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lựa chọn của mọi người. Một trong các biện pháp phòng tránh thai phổ biến hiện nay và được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng đó chính là phương pháp đặt vòng tránh thai.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng hình chữ T có gắn thêm một vòng nhỏ ở dưới cùng để đặt vào trong lòng tử cung của bạn. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn chặn không cho tinh trùng gặp trứng và cũng ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của bạn.

Đặt vòng sẽ được thực hiện như thế nào?

Các bác sĩ khám phụ khoa trước khi đặt vòng để đảm bảo rằng bạn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì thủ thuật đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập sâu bên trong nếu bạn đang viêm nhiễm, gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này.
Vòng được gấp lại và cho vào một cái ống cũng bằng chất dẻo rất nhỏ, chỉ bằng đường kính que diêm, đưa vào cổ tử cung. Ống có piston và sau đó bác sĩ ấn vào nó, đẩy vòng vào tận hóc tử cung. Vòng mở ra. Bác sĩ rút ống ra và cắt sợi dây để chừa khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung. Cả quá trình thực hiện này mất tầm 10  – 15 phút.

Thời gian đặt vòng tránh thai

Thời gian đặt vòng tránh thai thuận lợi nhất là vào ngày đầu tiên, ngay sau khi sạch kinh vì khi đó cổ tử cung còn hé mở, việc đặt vòng sẽ dễ dàng hơn. Phụ nữ sau khi sinh thường, nên đặt vòng tránh thai sau 6 tuần lễ. Còn đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian đặt vòng tránh thai thường muộn hơn (khoảng sau 3 tháng).

Chị em nếu sau nạo hút thai hoặc sảy thai, muốn đặt vòng tránh nên chờ tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp được các mẹ. Để có thể tham khảo thêm các vấn đề sau khi sinh mời bạn đọc bài viết Sau khi sinh - áp lực của người phụ nữ việt.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Ăn Dặm Kiểu Nhật: Những Thắc Mắc Thường Gặp (P.2)


Tiếp theo bài trước, dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Làm thế nào để bé làm quen với ăn dặm?     

Không phải những bài học về ăn dặm bạn đọc được trên mạng đều có thể áp dụng thành công cho bé nhà mình. Trước tiên, cần phải tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của con và những phản ứng của bé khi lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa.
Việc quan trọng hơn là hãy để bé tự chủ động trong việc ăn dặm. Đừng ép bé ăn nhiều hay cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau, nếu bé không thích và không hợp tác với việc ăn dặm, hãy ngưng lại vài ba hôm.

Có không ít trường hợp bé đã 10 tháng tuổi nhưng vẫn không thích ăn dặm. Việc bạn có thể làm là thay đổi thực đơn hoặc chờ đợi. Thực sự những lời khuyên cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng chỉ là mong muốn của người lớn, không có nghĩa là bé ở thời điểm đó đã sẵn sàng ăn dặm.
Mẹ nên cho bé làm quen với thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không cho bé ăn thử khi bé mọc răng, hay đang bị cảm, mệt mỏi. Hãy bắt đầu ăn dặm khi bé cảm thấy thoải mái và mẹ cũng đã tự trang bị thật kỹ kiến thức về ăn dặm.
Trường hợp sức khỏe bé không được đảm bảo (các trường hợp như sau tiêm chủng, người lớn trong nhà đang bị bệnh dễ lây) hay gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà... ) tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường thì mẹ hãy bắt đầu “chương trình” ăn dặm cho bé.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Để biết phần trước của bài là gì, hãy tìm đọc Ăn Dặm Kiểu Nhật:Những Thắc Mắc Thường Gặp (P.1) để không còn những băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Chúc các mẹ thành công và bé mau ăn chóng lớn!