Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Điều Trị

Trầm cảm được xem là một trong những căn bệnh tiêu biểu của xã hội thời công nghiệp hóa. Trầm cảm có thể xảy ra đối với bất cứ ai, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh – đối tượng dễ rơi vào những trạng thái tâm lý bất ổn nhất.

Cách nhận biết bệnh trầm cảm

Biểu hiện trầm cảm khác nhau ở từng người nhưng có một số triệu chứng phổ biến nhất là: hoảng loạn hoặc sợ hãi; thường xuyên lo lắng về sức khỏe, sự an toàn của chính mình và những người thân; cảm thấy mình chưa là một người mẹ tốt; liên tục thấy cuộc sống bất hạnh, hay khóc lóc một cách vô cớ; lúc nào cũng muốn ngủ hoặc thấy khó ngủ; cảm thấy cuộc sống vô vị kể từ khi sinh con, không thấy niềm vui thích đối với con mình.

Những hướng điều trị

Nếu bạn rơi vào một trong các triệu chứng nêu trên thì hãy đến bác sĩ để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất. Đa phần những loại thuốc được kê là thuốc an thần có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và ổn định tâm lý hơn. Bên cạnh đó phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, thường xuyên bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp.
Noài ra việc điều trị trầm cảm còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và người thân. Những lời động viên, lắng nghe, quan tâm chia sẻ công việc chăm con sẽ giúp người mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trị liệu hội chứng trầm cảm sau sinh.
Đừng quên niềm tin và sự lạc quan chính là kẻ thù của trầm cảm. Người mẹ lúc này cần có sự tin tưởng rằng mình sẽ vượt qua giai đoạn này bằng cách suy nghĩ tích cực, đọc những sách về tâm lý, nghe nhạc nhẹ, vui tươi để thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi cho chính mình nhiều hơn. Tránh thức khuya và có thể nhờ người khác cho con uống sữa hộ. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh trở nặng hơn. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói và uống viên đa sinh tố mỗi ngày.
Trầm cảm không phải là một chứng bệnh quá xa lạ, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều mẹ Việt thờ ơ và chủ quan. Hơn nữa, những người thân trong gia đình nếu có phụ nữ mang thai càng phải tìm hiểu thêm về hội chứng này để sẵn sàng giúp đỡ và san sẻ sự mệt mỏi, áp lực khi nuôi con của người mẹ. Nếu bạn đang quan tâm đến căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Trầm Cảm Sau Sinh Và Những Điều Cần Biết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét