Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Cách Trị Hăm Tã Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Đông (P2)

Phần lớn nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do nước tiểu đọng lại quá lâu mà chưa được thay. Hoặc do sau khi cho bé tắm xong, người bé còn chưa khô các bà mẹ đã vội quấn tã vào. Nhiều mẹ có thói quen sau khi tắm cho bé xong thường thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông và khiến hăm da xuất hiện.

Thay tã thường xuyên

Các mẹ nên thay tã thường xuyên và đúng giờ, không nên kéo dài thời gian mặc tã dù tã bé chưa đầy. Rất nhiều mẹ có con nhỏ chủ quan vì nghĩ tã bé chưa đầy không cần thay nên cứ để đến khi bé khóc ré lên.
Trong giai đoạn sơ sinh, làn da của bé mỏng manh hơn rất nhiều cho với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Các bà mẹ nên thường xuyên thay tã, tránh để làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.

Chỉ nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng các loại tã cho trẻ sơ sinh như: tã vải, tã giấy,... Tuy nhiên, cách chống hăm cho bé sơ sinh tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải. Vì tã vải thường mền mại, không có hóa chất, thông thoáng rất an toàn cho dàn da còn non của bé. Các bà mẹ hãy lựa chọn loại tã có chất liệu 100% cotton tự nhiên. Tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh vì ngoài độ an toàn, tã vải cũng giúp mẹ tiết kiệm tiền. Để biết cách trị hăm cho trẻ, mời các mẹ xem lại Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh vào mùa đông (P1) nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét