Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

Dấu Hiệu Sảy Thai Mẹ Bầu Nên Chú Ý



Chúng ta biết rằng sảy thai xuất phát từ nhiều nguyên nhân và dấu hiệu để nhận biết sảy thai ở mỗi người cũng hoàn toàn khác nhau. Trong bài viết này, mời bạn tìm hiểu về những biểu hiện sảy thai thường gặp để nhận biết cũng như chuẩn bị có một tâm lý thật vững trước khi chuyện ấy xảy ra.

Những dấu hiệu sảy thai

  • Âm đạo tiết ra nhiều dịch nhờn: Các dịch này xuất hiện nhiều bất thường kèm mùi lạ là những dấu hiệu của việc sảy thai.
  • Chuột rút nhẹ: Không chỉ khi mang thai mẹ bầu thường bị chuột rút mà chuột rút còn xảy ra khi bạn bị sảy thai kèm chảy máu ở vùng âm đạo. Nếu có dấu hiệu này, bạn nên đi đến gặp bác sĩ sản khoa để được tư vấn rõ hơn.
  • Đau bụng dữ dội: Trong khi đau bụng kinh nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ việc tử cung co bóp quá nhiều thì đau bụng sảy thai là biểu hiện của việc bào thai nằm ngoài tử cung. Khi bạn có những cơn đau bụng kéo dài kèm theo những triệu chứng đau thắt và khó thở cũng như chảy máu âm đạo thì nguy cơ cao bạn đã bị sảy thai.
  • Không còn những dấu hiệu mang thai: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu thường có những biểu hiện như đi tiểu nhiều, thèm ăn, dễ buồn nôn, ngực căng tức, đau lưng, chuột rút…Nếu bạn đột nhiên không có bất kỳ dấu hiệu nào của những triệu chứng trên thì nên có sự chuẩn bị tốt về mặt tâm lý.
  • Chảy máu bất thường vùng âm đạo: Khi mang thai kinh nguyệt sẽ không xuất hiện, hoặc nếu có thì những tuần đầu của thai kỳ sẽ ra máu báo báo hiệu bạn đang có thai. Chính vì thế, khi bạn thấy âm đạo chảy máu lặp đi lặp lại nhiều lần thì đây là triệu chứng của việc sảy thai sắp xảy ra.
  • Âm tính với que thử thai: Que thử thai sẽ dương tính với hormone Hcg (loại hormone sẽ tiết ra trong quá trình thai kỳ), nếu như nước tiểu hay máu của bạn không cho ra kết quả dương tính thì xác suất của việc sảy thai rất cao.

Đọc thêm bài viết Những Nguyên Nhân Phổ Biến Của Việc Sảy Thai.

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2019

Quy Trình Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm

Thụ tinh trong ống nghiệm là quá trình gồm nhiều bước thực hiện phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn của các cặp đôi khi tham gia.

6 bước thực hiện IVF


Bước 1: Kích thích trứng


Tiêm hormone kích trứng: Bạn sẽ được tiêm một loại thuốc kích thích nang trứng phát triển trong thời gian 10 – 12 ngày, với tác dụng kích thích nhiều trứng phát triển. Trong thời gian này, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của nang noãn qua siêu âm.

Thuốc ngăn rụng trứng: Để ngăn ngừa tình trạng trứng có thể rụng sớm gây bất lợI khi thụ tinh, bác sĩ có thể cho bạn dùng thuốc ngăn rụng trứng.

Bổ sung progesterone: Vào ngày lấy trứng hoặc tại thời điểm tiến hành chuyển phôi, bác sĩ có thể cho bạn dùng chất bổ sung progesterone để làm cho lớp niêm mạc tử cung dày lên, giúp phôi dễ bám dính tử cung hơn.

Bước 2: Chọc hút trứng và lấy tinh trùng


Thủ thuật được thực hiện sau khi tiêm mũi tiêm cuối cùng khoảng 34 – 36 giờ, trước khi trứng rụng. Bạn sẽ được gây mê khi chọc hút trứng.

Sau khi lấy ra, trứng được đặt trong chất lỏng dinh dưỡng (môi trường nuôi cấy) và ủ. Trứng khỏe mạnh và trưởng thành sẽ được hòa với tinh trùng để quá trình tạo phôi diễn ra. Lưu ý: Nếu người chồng chưa tiến hành lấy tinh trùng và trữ đông thì ngay khi bạn thực hiện chọc trứng, người chồng cũng sẽ được lấy tinh trùng để chuẩn bị cấy phôi.

Bước 3: Tạo phôi


Thụ tinh: Trong quá trình thụ tinh, tinh trùng khỏe mạnh và trứng trưởng thành sẽ được trộn lẫn và ủ qua đêm.

Tiêm tinh trùng Intracytoplasmic (ICSI): Từng tinh trùng khỏe mạnh sẽ được tiêm trực tiếp vào mỗi trứng trưởng thành. Chỉ áp dụng khi chất lượng tinh trùng thấp hay số lượng ít. Sau khi thụ tinh, phôi sẽ được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm trong khoảng 2 – 5 ngày. Trong thời gian này, bạn sẽ dùng thuốc đặt âm đạo để chuẩn bị cho quá trình chuyển phôi vào cơ thể.

Bước 4: Chọn phôi để cấy ghép và trữ đông


Sau 2 – 5 kể từ lúc phôi được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm, bác sĩ sẽ thông báo về số lượng và chất lượng phôi. Lúc này, cả 2 vợ chồng bạn sẽ quyết định số phôi chuyển vào tử cung và số phôi dự trữ đông để dự bị.

Bước 5: Chuyển phôi


Nếu kiểm tra và nhận thấy niêm mạc tử cung của bạn thuận lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai, việc chuyển phôi sẽ được tiến hành sau 2 – 6 ngày lấy trứng.

Bác sĩ sử dụng một ống tiêm chứa một hoặc nhiều phôi cùng một lượng nhỏ chất lỏng được gắn vào đầu ống thông dài, mỏng, linh hoạt đưa vào tử cung qua đường âm đạo. Sau khi hoàn tất, bạn sẽ phải nằm nghỉ khoảng từ 2 – 4 giờ tại bệnh viện.

Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, bạn sẽ được chỉ định tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết và việc nghỉ ngơi, sinh hoạt điều phải nghe theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bước 6: Thử thai


Sau khoảng 2 tuần khi tiến hành chuyển phôi, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm nồng độ hCG trong máu hoặc nước tiểu để kiểm tra xem bạn có đang mang thai hay không.

Nếu bạn không mang thai, bạn sẽ ngừng dùng progesterone và khả năng bạn sẽ có kinh trong vòng 1 tuần. Trường hợp không có kinh hoặc có bất kỳ vấn đề bất thường khác hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Tìm Hiểu Về Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm

Thứ Sáu, 13 tháng 9, 2019

Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Nhiều Liệu Có Nguy Hiểm?


Một bệnh rất nguy hiểm với bé sơ sinh và có thể dẫn tới tử vong nếu không được chữa trị kịp thời chính là tình trạng tiêu chảy. Để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé, mẹ cần trang bị những kiến thức cần thiết về cách nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cũng như các biện pháp xử lý.


Số lần đi ngoài của trẻ sơ sinh được xác định như thế nào?


Tùy thuộc vào việc bé bú mẹ hay uống sữa ngoài và khả năng hấp thụ dinh dưỡng của từng trẻ mà số lần đi ngoài của sẽ khác nhau. Thông thường, bé sẽ đi ngoài ra phân su sau khi sinh từ 6 đến 12 giờ hoặc trong khoảng 2 đến 3 ngày sau khi chào đời. Các để nhận biết loại phân này là: không mùi, ướt, có màu xanh đậm.

Số lần đi ngoài đối với những bé bú mẹ hoàn toàn sẽ dao động từ 5 đến 10 lần và phân thường có dạng lỏng, màu vàng hoa cà lẫn một chút nước. Trong những ngày đầu, bé có thể đi ngoài ngay cả khi đang bú mẹ Vì thế nếu có những dấu hiệu này bố mẹ không cần phải lo lắng nhé!

Số lần đi ngoài đối với những bé uống sữa công thức thường ít hơn so với bé bú mẹ với tần suất khoảng 1-3 lần/ngày và phân thường có màu nhạt hơn, dạng dẻo và có mùi.

Các nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy


Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là do hệ thống tiêu hóa còn non yếu nên dễ bị các bệnh về đường tiêu hóa. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng này:

- Khi cơ thể bé không sản sinh đủ lactase để tiêu hóa lactose thì sẽ dẫn đến lactose trong sữa mẹ, hoặc sữa công thức bị tích tụ ở ruột gây ra tiêu chảy. Đây chính là tình trạng cơ thể bé không dụng nạp lactose.

- Đối với các bé bú sữa ngoài, bé có thể không thích ứng được với một số chất có trong sữa dẫn đến tiêu chảy.

- Rối loạn tiêu hóa: Hệ thống tiêu hóa của bé sơ sinh rất nhạy cảm với mọi thay đổi dù là nhỏ nhất do vẫn còn đang phát triển. Vì vậy, khi mẹ ăn thức ăn lạ, hoặc bé chuyển từ bú mẹ qua uống sữa công thức đều có thể dẫn đến tiêu chảy.



Hy vọng qua bài viết trên, các bố mẹ có thể nhận biết được dấu hiệu và nguyên nhân bị tiêu chảy ở trẻ sơ sinh để kịp thời xử lý. Các bố mẹ có thể xem thêm bài viết Trẻ Sơ Sinh Đi Ngoài Nhiều: Phải Làm Sao Để Nhanh Khỏi? nếu muốn biết thêm những vấn đề liên quan nhé!

Thứ Năm, 5 tháng 9, 2019

Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Là Gì Và Quy Trình Thực Hiện Thế Nào?.

Thụ tinh trong ống nghiệm - IVF (In vitro fertilization) là phương pháp hỗ trợ sinh sản được thực hiện ở ống nghiệm cho những cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn trong thời gian dài. Trứng và tinh trùng được cấy ghép thành công thành phôi ở bên ngoài cơ thể sau đó mới được đưa trở lại buồng trứng của phụ nữ để làm tổ và tiếp tục quá trình phát triển thành thai nhi. Đây được xem là một trong những phương pháp thành thành nahats trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, tỷ lệ của những ca IVF thành công chiếm tới 40-45%, đã giúp cho hàng trăm hàng nghìn cặp vợ chồng mong muốn được thực hiện thiên chức làm bố làm mẹ của mình.

Quy trình thực hiện một ca thụ tinh trong ống nghiệm

Bước 1: Kiểm tra sức khỏe cả 2 vợ chồng và đánh giá khả năng sinh sản

Ở bước này được thực hiện tối thiểu 4 kiểm tra sau

  • Xét nghiệm cả 2 vợ chồng các bệnh qua đường tình dục như virus HPV, HIV, viêm gan siêu vi B,…
  • Xét nghiệm nội tiết người vợ (kiểm tra nồng độ nội tiết sinh dục như estrogen, progesteron,… và nội tiết hướng sinh dục như LH, FSH) để đánh giá hạ đồi – tuyến yên – buồng trứng và khả năng dự trữ buồng trứng của người vợ.
  • Siêu âm phụ khoa người vợ và xác định số lượng nang noãn ở 2 bên buồng trứng những ngày đầu của kỳ kinh nguyệt giúp phát hiện các bệnh phụ khoa về tử cung, buồng trứng,…
  • Kiểm tra lượng tinh trùng của chồng qua việc xét nghiệm giúp tìm ra nguyên nhân tinh trùng ít, yếu, bất thường hoặc không có.


Bước 2: Kích thích buồng trứng của vợ

Vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng để sản sinh trứng liên tục mỗi ngày trong khoảng 10-12 ngày. Song song đó, vợ sẽ được hẹn để siêu âm và xét nghiệm máu để theo dõi sự phát triển của nang noãn. Khi kích thước nang noãn đạt yêu cầu, trước khi qua giai đoạn 3 thì vợ được tiêm mũi tiêm cuối để thúc đẩy trứng trưởng thành. Ngày giờ của mũi tiêm này sẽ tuân theo chỉ định của bác sĩ thực hiện.

Bước 3: Chọc hút trứng

Trứng đạt chuẩn sẽ được hút kèm dịch nang để kiểm tra và tách dưới kính hiển vi. Trong khoảng thời gian đó, tinh trùng được lấy từ chống để chuẩn bị cho giai đoạn cấy phôi.

Bước 4: Thụ tinh (Tạo phôi)

Trứng và tinh trùng sau khi lấy từ vợ chồng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm để thụ tinh và tạo phôi trong khoảng 2-5 ngày trong ống nghiệm. Đồng thời, người vợ sẽ dùng thuốc đường uống và đặt âm đạo để chuẩn bị cho bước tiếp theo.

Bước 5: Chuyển phôi

Vợ chồng sẽ nhận được kết quả về chất lượng và số lượng của phôi được tạo thành. Chỉ có phôi đạt chuẩn sẽ được đưa vào tử cung người vợ, số phôi còn lại sẽ được đông lạnh để dự trữ.

Bước 6: Thử thai

Trong vòng 2 tuần khi được cấy ghép phôi và cơ thể thì người vợ sẽ được làm xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ beta hCG. Nồng độ hCG lớn hơn 25 mIU/mL được xem là thụ thai thành công. Ngược lại, khi hCG trong máu chưa đạt sẽ được tiến hành lấy phôi dự trữ để làm lại bước 5 mà không cần phải thực hiện kích trứng hay chọc hút trứng nữa.

Mời bạn đọc bài viết cùng chủ đề Thụ Tinh Trong Ống Nghiệm Là Gì? Vợ Chồng Hiếm Muộn Nên Biết Sớm Điều Này.