Thứ Năm, 28 tháng 11, 2019

Dùng Que Thử Thai Ra Dương Tính Giả, Nguyên Nhân Từ Đâu?



Tuy que thử thai có độ chính xác khá cao, nhưng đôi khi chị em vẫn thường gặp kết quả dương tính hoặc âm tính giả. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân trong bài viết này nhé!

Cách thức hoạt động của que


Nồng độ beta-HCG bình thường ở phụ nữ không mang thai là ít hơn 5.0 mIU/ml trong khi ở phụ nữ mãn kinh là ít hơn 9.5 mIU/ml. Các que thử thai trên thị trường hiện nay thường có độ nhạy khoảng 20 đến 25 mIU/ml, nghĩa là khi có thai và nồng độ beta-HCG vượt quá ngưỡng trên thì cho kết quả dương tính, cho kết quả hai vạch. Ngược lại, khi không có thai hoặc nồng độ beta-HCG chưa đạt ngưỡng sẽ cho kết quả âm tính, que chỉ một vạch.

Nếu có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, khoảng 7 ngày sau khi nhận thấy kinh nguyệt bị chậm trễ, có thể dùng que thử thai. Tuy nhiên, trong trường hợp thông thường, khoảng 7-10 ngày sau khi quan hệ tình dục, cũng đã có thể nhận biết dấu hiệu có thai với que thử.

Kết quả sai lệch khi dùng que thử


Chỉ số beta-HCG trong máu và trong nước tiểu giúp chẩn đoán mang thai sớm. Phương pháp dùng que thử thai nhanh để tìm sự biến đổi nồng độ beta-HCG trong nước tiểu cho kết quả nhanh và tiện lợi vì đây là phương pháp định tính (thử nghiệm cho kết quả âm tính hoặc dương tính).

Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp cho kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Nếu thử thai quá sớm, trước khi cơ thể có thời gian để sản xuất đủ beta-HCG có thể dẫn tới kết quả âm tính giả. Do nồng độ beta-HCG thay đổi rất nhanh trong thời kỳ đầu mang thai, xét nghiệm định lượng beta-HCG nên được lặp lại trong vòng 48-72 tiếng. Một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, thuốc kháng dị ứng, thuốc an thần cũng có thể gây ra kết quả xét nghiệm beta-HCG âm tính giả.

Nếu mẫu xét nghiệm có chứa protein, máu hoặc gonadotropin tuyến yên dư thừa có thể dẫn tới kết quả dương tính giả. Tình trạng này cũng có thể xảy ra nếu cơ thể sản xuất ra loại kháng thể có mảnh vỡ của phân tử HCG.

Để có kết quả tốt nhất, nên tuân thủ đúng theo hướng dẫn sử dụng, đồng thời thực hiện đúng thời điểm, kiểm tra song song với xét nghiệm khác.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Dùng Que Thử Thai Có Biết Được Thai Chết Lưu?

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2019

Thai Nhi Tuần 28: Phòng Tránh Sinh Non Cho Mẹ Bầu

Rủi ro sinh non khá nguy hiểm cho mẹ và bé, do đó khi bước vào tuần thai này, mẹ bầu nên cẩn thận tuân thủ các nguy tắc sau để tránh sinh non.

Bổ sung các loại vitamin


Việc bổ sung các loại vitamin hàng ngày trong suốt thai kỳ sẽ giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sinh non. Đừng quên ăn uống cân bằng, hấp thu nhiều loại thực phẩm để có nhiều vitamin giúp bé phát triển khỏe mạnh.


Giữ cân nặng ổn định


Một trong những yếu tố quan trọng để có được thai kỳ ổn định chính là việc giữ cân nặng ổn định. Cân nặng tăng quá nhanh hay quá chậm cũng ẩn chứa nguy cơ sinh non. Duy trì việc tăng cân từ 11 đến 15 kg trong suốt thai kỳ là tốt nhất cho mẹ.

Đảm bảo dinh dưỡng


Dinh dưỡng hết sức quan trọng trong thời kỳ mang thai. Cần đảm bảo lượng protein vừa đủ từ các nguồn thức ăn lành mạnh, các sản phẩm từ sữa, nhiều loại trái cây và rau có lá. Các chuyên gia khuyến khích mẹ bầu tăng cường ăn cá vì có chứa axit béo omega-3, giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Bên cạnh đó, thực phẩm giàu canxi và vitamin C, hỗ trợ xương thai nhi phát triển.

Khám nha khoa


Theo nghiên cứu, mẹ bầu mắc bệnh nha chu rất dễ dẫn đến nhiễm trùng tử cung. Ngoài ra, những thay đổi của hormone khi mang thai cũng gây nên viêm nướu răng. Các vi khuẩn gây bệnh sâu răng, bệnh ở nướu răng của mẹ sẽ theo đường máu đi vào trực tiếp nhau thai và ảnh hưởng đến bào thai, tăng nguy cơ sinh non.

Uống đủ nước


Theo nghiên cứu, uống đủ 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu giữ cơ thể được ngậm nước, hạn chế các cơn co thắt tử cung dẫn đến sinh non.


Không nhịn tiểu


Túi thai phát triển đồng thời tạo sức ép lên bàng quang, khiến mẹ bầu đi tiểu thường xuyên hơn. Nếu buồn tiểu, mẹ bầu không nên nhịn vì sẽ dẫn đến các cơn co thắt, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiểu, một trong những nguyên nhân dẫn đến sinh non.

Kiểm tra thai


Kiểm tra thai định kỳ giúp mẹ bầu hiểu rõ tình trạng sức khỏe và các chỉ số cơ thể của mình, dự đoán được khả năng sinh non hay không. Đồng thời, bác sỹ sẽ căn cứ vào tình trạng mang thai để tư vấn và đưa ra cách xử lý thích hợp nhất cho bà bầu.



Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Cẩn Thận Nguy Cơ Sinh Non Khi Thai Nhi 28 Tuần

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2019

Ý Nghĩa Của Việc Tính Chu Kỳ Rụng Trứng

Nếu bạn quan tâm đến vấn đề có con thì tính ngày rụng trứng sẽ là một trong những cách giúp cặp đôi chào đón con yêu sớm nhất.
 Chu Kỳ Rụng Trứng

Rụng trứng là gì?


Đây là hiện tượng xảy ra hằng tháng của cơ thể nữ giới, là việc sản sinh ra một số lượng trứng nhất định đáp ứng cho nhu cầu sinh sản tự nhiên. Chu kỳ rụng trứng xảy ra vào giữa kỳ kinh nguyệt. Mỗi nang buồng trứng sẽ sản sinh ra một trứng, trứng khi đã phát triển và chín thì rụng rồi đi vào ống dẫn trứng tới tử cung. Trên con đường di chuyển, nếu trứng gặp được chàng tinh binh khỏe mạnh sẽ cùng nhau đi tới tử cung, hiện tượng thụ thai bắt đầu từ đây. Ngược lại, nếu không gặp tinh trùng, trứng sẽ bị đào thải ra bên ngoài tử cung và tạo nên hiện tượng kinh nguyệt hàng tháng.

Rụng trứng là cơ hội vàng tăng tỷ lệ thụ thai


Một công thức tính đơn giản thời điểm trứng rụng là Ngày rụng trứng = Số ngày của một chu kỳ kinh - 14

Trong đó: Số ngày của một chu kỳ kinh được tình từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt tháng này cho đến ngày đầu tiên của tháng tiếp theo.

Giả sử chu kỳ kinh nguyệt là 28 ngày thì Ngày rụng trứng = 28 – 14 = 14.

Mặc dù tình trùng có thể sống đến tận 5 ngày nhưng trứng sau khi rụng chỉ tồn tại trong vòng 24 giờ. Các cặp đôi nên chú ý thời gian này để quan hệ nhé!

Dấu hiệu của rụng trứng


Đây là một trong những dấu hiệu báo rụng trứng dễ nhận biết nhất. Tuy nhiên đây chỉ là cách nhận biết theo cảm quan, nếu muốn biết chính xác nhất, bạn nên mua que thử rụng trứng để biết chính xác nhất bởi lẽ khi tới ngày rụng trứng, nồng độ hormone trong cơ thể thay đổi khiến cho que thử ngày rụng trứng xuất hiện hai vạch. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm những dấu hiệu sau:

  • Tăng khả năng ham muốn tình dục.
  • Nhiệt độ cơ thể tăng khoảng 0.6-1 độ C.
  • Đau ngực.
  • Dịch nhầy tiết ra nhiều hơn.
  • Đầy hơi.
  • Đau nhói vùng bụng.
  • Dễ bị chuột rút.
Đọc thêm bài viết cùng chủ đề Một Chu Kỳ Rụng Trứng Diễn Ra Như Thế Nào?

Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Thai Nhi 13 Tuần Tuổi Phát Triển Đến Đâu?




Khi bước sang tuần thứ 13 của thai kỳ, đây chính là cột mốc cho lần siêu âm đầu tiên của mẹ. Hãy cùng theo dõi xem sự phát triển của bé trong giai đoạn này nhé!

Tốc độ phát triển của bé


Vào tuần thứ 10-11, bé của bạn có nhiều sự thay đổi. Kích thước lúc này vẫn còn rất nhỏ, chỉ chừng 4-7 g, từ đầu đến mông dài khoảng 3-4 cm, nhưng những bộ phận quan trọng như đầu, thận, tim, gan... đang trong quá trình hình thành. Xương sống xuất hiện và các ống thần kinh cột sống đang bắt đầu căng ra từ tủy. Bé đã có những phản xạ đầu tiên như nuốt, đá chân. Chân tay có thể co duỗi, các ngón tay biết xòe ra và nắm lại được.

Lúc này đầu bé vẫn khá lớn, chiếm gần như một nửa chiều dài cơ thể. Bạn vẫn chưa nhìn rõ được khuôn mặt bé.

Nhưng khi đến tuần 12-13, hình dáng bên ngoài của bé cơ bản đã hoàn thiện. Gương mặt đã rõ nét hơn. Xương bắt đầu trở nên cứng cáp. Bé dài khoảng 5 cm tính từ đầu tới mông, cân nặng khoảng 14 g. Các móng tay nhỏ xíu đã xuất hiện và dấu vân tay đã thành hình.


Lần siêu âm đầu tiên


Đây là mốc siêu âm 3D, 4D quan trọng đầu tiên. Kỹ thuật siêu âm 3D (cho hình ảnh 3 chiều), 4D (hình ảnh 3 chiều của 3D và có thêm chức năng quay phim), với độ sinh động, cho hình ảnh có chiều sâu và chi tiết, giúp mẹ quan sát rõ bé hơn.

Siêu âm 2D sẽ đưa ra những chỉ số về kích thước, trọng lượng, tuổi thai và những đường cắt chính xác. Tuy nhiên, siêu âm 3D, 4D có thể phát hiện một số dị tật không thấy được ở siêu âm 2D truyền thống. Mà đây là mốc quan trọng đầu tiên trong việc phát hiện dị tật thai nhi. Ngoài ra, nếu bạn muốn nhìn thật rõ hình ảnh đầu tiên về em bé của mình, đây là lúc thích hợp khi bé đã hoàn toàn thoát khỏi hình dáng một phôi thai.

Lần siêu âm này, bác sĩ sẽ xác định độ tuổi của thai nhi thông qua việc đo kích thước của thai, với độ chính xác lên tới vài ngày (nếu siêu âm muộn hơn, mức sai số có thể lên tới 1-2 tuần).

Ngoài ra, bác sĩ còn kiểm tra tim thai, sức khỏe của thai nhi và kịp thời phát hiện những dấu hiệu xấu như: Rau thai bám thấp, thai vô sọ, cụt chi, hay các dấu hiệu khác như thai trong hay ngoài tử cung, một thai, song thai hay đa thai…

Đây cũng là lúc đo độ mờ sau gáy nhằm khảo sát những dấu hiệu bất thường của nhiễm sắc thể nguy hiểm dẫn đến các bệnh nghiêm trongj như bệnh down, dị dạng tim, chi, thoát vị cơ hoành.... Khoảng mờ dày hơn 3mm, khả năng bệnh lý này lên đến 80%.


Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Những Đặc Trưng Của Thai Nhi 13 Tuần Tuổi