Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Quy Tắc Ăn Uống Cho Bà Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho cả mẹ và con ít chịu ảnh hưởng bởi các triệu chứng tiểu đường nhất, đặc biệt là vấn đề cân nặng.

Chế độ ăn uống cho bà bầu

Nội tiết tố bị thay đổi đột ngột khi mang thai, làm cho tác dụng của insulin bị giảm xuống nghiêm trọng. Có khoảng 7% phụ nữ sẽ mắc tiểu đường kỳ. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ (thường từ tuần thứ 24-28) và tự khỏi sau khi sinh con.

Bà bầu cần ăn kiêng nhưng phải đủ chất là phương pháp điều trị tốt nhất cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Chọn lựa thực phẩm phù hợp sẽ giúp bà bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Kết hợp với các phương pháp tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu… thì không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên là những việc các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên nhớ.
Bà Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ


Quy tắc dinh dưỡng

Để kiểm soát được lượng đường huyết trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên nhớ:
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tốt nhất là 3 bữa chính và 3 bữa phụ giúp đường máu được ổn định nhưng vẫn đủ cho hoạt động cơ thể.
  • Chậm hấp thu đường bằng cách “ghép thức ăn”: Ăn nhiều protein với tinh bột sẽ làm đường chậm hòa vào trong máu, hoặc ăn tinh bột cùng bơ hoặc phomai thì khả năng tăng đường huyết sẽ chậm hơn so với sử dụng 1 mình tinh bột.
  • Ăn nhiều chất đạm: 50% protein sẽ chuyển thành glucose trong 2-4 giờ nên đây là nhóm thực phẩm an toàn với người bị tiểu đường thai kỳ. Nguồn protein tốt có trong thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, sữa chua, pho mát, đậu lăng, đậu nành, sữa…
  • Sử dụng chất béo tốt sẽ làm giảm các vấn đề về tim mạch, cải thiện mức cholesterol máu. Bên cạnh đó, chất béo cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển các cơ quan não, mắt, hệ thần kinh của bé. Chất béo thực vật như: dầu oliu, dầu các loại hạt, dầu đậu nành, quả bơ, hay chất béo có trong cá biển…
  • Hạn chế các loại đồ ăn ngọt, đồ tráng miệng như bánh, kẹo nhiều đường.
  • Ăn một lượng vừa phải trái cây, không ăn nhiều loại quả vị ngọt như nhãn, dưa hấu, xoài…
  • Uống thật nhiều nước: Nước rất quan trọng trong thời kỳ mang thai, thậm chí nó còn mang lại nhiều lợi ích khi bị tiểu đường thai kỳ. Nước không trực tiếp làm giảm đường huyết, nhưng sẽ thúc đẩy đào thải glucose ra khỏi máu.
  • Đi bộ: Nên đi bộ khoảng 30 phút sau ăn để làm giảm đường huyết. Bạn không cần đi bộ nhanh, chỉ cần một cuộc dạo chơi thong thả sẽ giúp insulin được tiêu thụ nhiều hơn.
Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Nhận Biết Dấu Hiệu Của Tiểu Đường Thai Kỳ

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé: Vì Sao Bú Sữa Mẹ Vẫn Chậm Tăng Cân? (P.2)



Ngoài việc điều chỉnh cách bú và cữ bú cho con, chất lượng sữa mẹ vô cùng quan trọng trong việc giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng trong những tháng đầu đời. Dưới đây là một số gợi ý nâng cao chất lượng sữa mẹ.

Làm thế nào để tăng chất lượng sữa mẹ?


Trong bữa ăn hàng ngày nên đảm bảo năng lượng khoảng 500 Kcal sẽ giúp mẹ có được 750 ml sữa mẹ cho bé. Chất đạm thì mẹ cần khoảng trên 28g mỗi ngày, chất béo tốt cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ nhưng được các chuyên gia khuyến cáo là chỉ nên hấp thụ các axit béo không no chuỗi dài nối đuôi như DHA, ARA mà thôi. Với vitamin và khoáng chất rất cần thiết nên mẹ có thể bổ sung bằng trái cây và các loại rau củ.
  Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé


Để có đủ sữa cho bé, mẹ cần đa dạng hóa thực phẩm, ví dụ mỗi bữa có 2 món ăn chính như thịt, đậu, hoặc cá và trứng…, dầu mỡ và rau xanh, hoa quả tươi… Muốn sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng, số lượng thực phẩm cần tăng hơn bình thường ví dụ mỗi ngày có thể tăng từ 1-2 bát cơm kèm theo thay đổi món ăn, ngày uống 2,5 lít nước (gồm sữa, nước quả hoặc ăn hoa quả tươi, nước canh, nước lọc).

Mẹ không chỉ chú trọng đạm mà cần kết hợp cả rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất đạm cũng nên đầy đủ cả đạm thực vật lẫn đạm động vật. Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng hay áp lực sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng sữa mẹ.

Nếu bé vẫn không cải thiện về cân nặng, hãy dùng thêm sữa công thức nhưng chỉ bổ sung, sữa mẹ vẫn là chủ yếu.

Ngoài ra, hằng ngày các mẹ cần cho bé tắm nắng 15-20 phút buổi sáng trước 8h, cho bé uống thêm vitamin D3, canxi, kẽm, vitamin tổng hợp nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Khi bé đủ 6 tháng mẹ mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn nữa. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé do đó đừng quá lo lắng khi thấy bé chậm tăng cân, vì dùng sữa công thức sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao hay cân nặng. Nếu bạn đủ sữa cho bé bú, hãy tập cho bé bú đúng cách cũng như nạp đầy đủ dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của mẹ nhé!

Đọc phần trước của bài viết tại Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé: Vì Sao Bú Sữa Mẹ Vẫn Chậm Tăng Cân? (P.1)

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu: Dinh Dưỡng Cho Mẹ Ăn Chay

  Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu


Với những ai thực hiện chế độ ăn chay trường từ lâu, trong quá trình mang thai, làm sao có thể tuân thủ nguyên tắc vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Nhóm dinh dưỡng cần thiết


Dù ăn chay hay mặn, mẹ bầu cũng cần phải bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Sắt, protein và canxi là nhữg dưỡng chất cơ bản không thể thiếu. Mẹ bầu nên ăn kết hợp cơm, bánh mì với 5 phần rau quả mỗi ngày. Luôn có thêm khẩu phần rau xanh, trái cây trong thực đơn mỗi ngày.

Đừng quên các loại sữa để bổ sung lượng canxi cần thiết. Các loại đậu, thực phẩm giàu protein. Đậu phụ và các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó chứa chất béo lành mạnh omega-3, bà bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm này.

Tránh ăn phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng, để ngăn ngừa vi khuẩn E.coli gây hại cho mẹ và bé nhé!

Ăn thực phẩm chất lượng


Các thực phẩm từ thực vật vốn đã quá quen thuộc với những ai ăn chay trường, và đó cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Thay vào đó, bạn phải nằm lòng rằng mình đang thiếu một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của bé. Sữa hay các chế phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm chứa lượng protein rất cao. Do đó, mẹ bầu cố gắng uống 2-4 ly sữa mỗi ngày.

Có thể bạn cần uống bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Quan trọng nhất là sắt, B12 và canxi. Trước khi sử dụng các viên uống vitamin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tùy theo phương pháp ăn chay của từng người, có thể bạn được phép ăn trứng hoặc cá. Đây là nguồn bổ sung protein và omega-3 dồi dào.

Biết rõ chế độ ăn chay của mình để chọn những món ăn phù hợp nhất. Rõ ràng, protein đến từ thực vật sẽ rất có lợi cho thận, bởi không tốn quá nhiều thời gian để lọc. Hơn nữa, chứng táo bón khi mang thai được giảm thiểu. Một chế độ ăn chay cũng làm giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ và thừa cân. Bệnh răng miệng ở người ăn chay cũng ít gặp hơn.

Tuy nhiên ăn chay cũng khiến cho bà bầu ít sự lựa chọn hơn với bà bầu ăn mặn. Chính vì thế bạn phải lên kế hoạch ăn uống kỹ càng hơn, từ cách chọn thực phẩm đến quy trình chế biến, thêm thực phẩm bổ sung… Để chuẩn bị tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng về thực đơn cho bà bầu ăn chay.



Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu: Nhóm Dinh Dưỡng Cần Thiết

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Những Triệu Chứng Có Thai Nào Thường Dễ Gặp Phải Nhất?



Mang thai là một điều hết sức thiêng liêng và cao cả mà mẹ nào cũng mong muốn. Làm thế nào để nhận biết được mình đang trải qua những ngày tháng tuyệt vời nhất của việc làm mẹ? Cùng theo dõi những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất trong bài viết dưới đây.
Triệu Chứng Có Thai


Hơn nửa tháng nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện!


Đây là dấu hiệu nhận biết có thai dễ nhất mà các mẹ nên chú ý. Sau khi trứng được thụ tinh thành công, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa trong khoảng thời gian mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vẫn có mẹ bị ra máu trong thai kỳ (gọi là máu báo) vì báo hiệu trứng đã làm tổ do phôi thai (trứng đã thụ tinh) dính vào niêm mạc của tử cung và bắt đầu phát triển.

Dễ buồn nôn, nhạy cảm với mùi xung quanh


Phụ nữ có thai thường bị buồn nôn trong những tuần đầu của thai kỳ do sự thay đổi của vị giác. Không chỉ có cảm giác buồn nôn khi cơ thể chưa ăn gì mà việc ốm nghén và chán ăn còn xuất hiện khi thấy thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào,...

Nhũ hoa (đầu ngực) sẫm màu và nhạy cảm


Khi mang thai, hormone bị thay đổi, máu phải cung cấp cho ngực để hình thành tuyến sữa nên kích thước bầu ngực của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Khi ngựa phát triển làm cho ngực bị ngứa và xuất hiện cơn tức ngực râm ran. Lúc này, nhũ hoa của các mẹ sẽ to hơn, nhạy cảm và màu cũng sẫm đi đáng kể.

Đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày, nhất là vào ban đêm


Dấu hiệu mang thai sớm với mẹ bầu do lúc này tử cung rộng ra và chèn ép bàng quang kết hợp với lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể làm cho thận thực hiện việc bài tiết nhiều hơn. Ngoài ra, nồng độ HCG trong thai kỳ tăng lên làm cho mẹ bầu dễ buồn tiểu, nhất là vào nửa đêm.

Nhiệt độ cơ thể tăng lên


Thân nhiệt cơ thể cao hơn so với bình thường nên mẹ bầu rất dễ nhạy cảm bởi vì hormone progesterone (hormone giúp duy trì thai nhi) tăng lên làm cho cơ thể có thân nhiệt khoảng 37,5 độ.

Như vậy, những dấu dấu hiệu trình bày ở trên là cách dễ nhận biết nhất bạn đang có bầu hay không. Bạn hãy nhớ luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên để có một sức khỏe thật tốt ngay cả khi có hay không có mang bầu nhé!

Đọc thêm Triệu Chứng Có Thai Các Mẹ Cần Quan Tâm