Thứ Sáu, 15 tháng 1, 2016

Làm sao để tự tin hơn?

Bạn là người nhút nhát, bạn luôn cảm thấy thật khổ sở khi phải nói chuyện hay gặp gỡ ai đó. Và điều tồi tệ hơn nữa là bạn không thể tạo dựng được những mối quan hệ mới và duy trì phát triển mối quan hệ cũ. Đó là rào cản lớn đến con đường phát triển sự nghiệp và cả trong cuộc sống hàng ngày của bạn. Vậy phải làm sao để tự tin hơn? Chúng tôi xin chia sẻ cùng bạn một số bí quyết giúp bạn đẩy lùi sự nhút nhát đáng ghét mà bấy lâu nay đã deo bám bạn.

làm sao để tự tin


1. Đối diện với những gì khiến bạn sợ hãi để trở nên tự tin


Thông thường, chúng ta có cảm giác xấu hổ với những người lần đầu tiên gặp mặt hoặc những người không thường xuyên gặp gỡ. Việc ngần ngại làm quen hay bắt chuyện trước, nhất là những người mình không quen biết sẽ càng khiến cho bản thân cảm thấy thiếu tự tin hơn. Vì vậy, thay vì cố gắng né tránh những cuộc gặp gỡ, nói chuyện thì tại sao không một lần thử là người chủ động trước. Chủ động trước sẽ giúp bạn làm chủ được bản thân và cả cuộc trò chuyện. Khi đó bạn sẽ dễ dàng đẩy được cái cảm giác sợ hãi ra khỏi suy nghĩ. Khi đó bạn sẽ dễ dàng hòa đồng được với mọi người xung quanh và không cảm thấy bị cô độc nữa.

2. Suy nghĩ tích cực để tự tin hơn


Sẽ chẳng bao giờ bạn xóa bỏ được tính nhút nhát nếu bạn không dám bắt chuyện với những người xung quanh, hy vọng vào nhưng mối quan hệ mới. Vậy nên, hãy suy nghĩ tích cực về những mối quan hệ xung quan và cố gắng biến chúng thành hiện thực. Như thế, bạn sẽ sớm giải quyết dứt điểm tính nhút nhát của mình. Đứng trước một đám đông xa lạ, thay vì tách mình ra khỏi mọi người sao bạn không thử cố gắng xem mình có thể kiếm được một ai để nói chuyện, chia sẻ một vấn đề gì đó bạn đang quan tâm? Hãy tạo lập thêm các mối quan hệ hay ít nhất tìm kiếm một người nói chuyện vào lúc đó.

3. Đặt ra những giả thuyết


Bạn không tìm ra một lý do gì để nói chuyện với mọi người xung quanh cũng như bạn bè của mình. Hy vọng những người đó sẽ đến bắt chuyện trước với mình. Nhưng tất cả chỉ là “giá như” nếu bạn chỉ đứng yên một chỗ và quan sát. Tại sao những lúc thế này bạn không tự đặt ra một giả thuyết như: Mình có việc rất quan trọng cần phải trao đổi với họ hoặc người này không thể không có trong cuộc sống cũng như trong công việc… nhất định phải nói chuyện và làm quen với người này. Khi đó, chính bạn sẽ hối thúc mình phải tiến lại gần và làm quen với họ chứ không phải đứng chờ họ đến bên mình.

4. Đừng nghĩ mình đã hết hy vọng


Là người nhút nhát thì việc tự gặp gỡ, nói chuyện với một ai đó thật là không dễ dàng. Nhất là khi đã lấy hết can đảm để gặp gỡ, nói chyện, làm quen nhưng chính bạn lại khiến cho câu chuyện trở nên ngượng ngạo, không thoải mái. Sẽ có những ấn tượng không tốt đối với người đang đối diện với bạn và có thể họ sẽ quên bạn ngay sau cuộc trò chuyện kết thúc. Những lúc như vậy bạn đừng thất vọng, mà hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến cuộc trò chuyện thất bại, nếu đúng là do sự nhút nhát thì nhất định không được nản lòng. Hãy tiếp tục như vậy cho đến khi bạn tự tin bước đến trước một người khác và trò chuyện.

5. Luyện tập và gặp gỡ trực tiếp sẽ giúp bạn tự tin hơn


Các trang mạng xã hội như: Facebook, Twitte, Yahoo… là nơi rất lý tưởng để bạn luyện tập làm quen, kết bạn chia sẻ những câu chuyện của bạn. Tuy nhiên, nếu cả ngày bạn chỉ bám riết lấy cái máy tính thì chắc chắn không thể cải thiện được tính nhút nhát. Đểkhắc phục tính nhút nhát, bạn cần phải có những cuộc gặp gỡ và trao đổi trực tiếp. Có thể cuộc gặp đó chỉ là nói những câu chuyện phiếm, những lời hỏi thăm xã giao. Nhưng đó là cách tốt nhất để một người nhút nhát luyện tập cho mình sự tự tin và tạo dựng thêm những mối quan hệ mới bên cạnh việc duy trì những mối quan hệ cũ.

6. Lắng nghe và quan tâm tới người xung quanh


Dù là người nhút nhát, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, nhất là người lạ, nhưng bạn nên chú ý lắng nghe và quan tâm đến họ. Bạn không có một chủ đề, một câu chuyện nào để trao đổi với mọi người. Điều đó không sao? Thay vì tìm một góc và thu mình lại, bạn nên tham gia vào những câu chuyện của mọi người xung quanh, cho dù chỉ đứng nghe họ nói. Trong những câu chuyện đó, biết đâu sẽ có vấn đề bạn đang quan tâm hoặc bạn biết và có thể nói rõ hơn cho mọi người hiểu. Đó là cơ hội rất tốt để bạn xích lại gần với mọi người hơn. Đó cũng chính là cách bạn đang vượt qua nỗi ám ảnh là một kẻ nhút nhát và thật đơn giản để có được những mối quan hệ mới, đồng thời duy trì và phát triển mối quan hệ cũ.

7. Tham gia các câu lạc bộ đội, nhóm


Tham gia câu lạc bộ đội, nhóm không chỉ giúp bạn mở rộng thêm các mối quan hệ, mà đó cũng là môi trường rất tốt để những người nhút nhát có cơ hội thể hiện bản thân.

Bạn nhút nhát không có nghĩa là bạn không có năng lực. Trong một nhóm, khi cùng thảo luận hoặc thực hiện một dự án nào đó, việc đầu tiên là yêu cầu các thành viên trong nhóm phải tham gia và có ý kiến xây dựng. Việc tham gia góp ý chính là cơ hội để bạn luyện tập khả năng nói trước đám đông và đó cũng là yếu tố quan trọng giúp bạn đẩy lùi sự nhút nhát của bản thân mình.

Nhút nhát là rào cản lớn nhất trong việc duy trì, phát triển mối quan hệ cũ và tạo dựng những mối quan hệ mới. Điều đó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển bản thân và trong công việc của bạn. Nó khiến bạn cảm thấy lạc lõng giữa thế giới này. Hãy áp dụng những cách trên, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn và một ngày không xa bạn sẽ học được cách tự tin hơn khi đối diện với bất kỳ người nào mà bạn gặp trong cuộc sống và trong công việc.

Thứ Ba, 12 tháng 1, 2016

Dấu hiệu sinh non

Trong quá trình mang thai, điều khiến các mẹ bầu lo lắng nhất là khả năng đối mặt với nguy cơ sinh non. Sinh non không chỉ mang đến nhiều nguy cơ cho mẹ mà còn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé sau này. Do vậy, tìm hiểu các dấu hiệu sinh non là cần thiết để mẹ bầu tránh được rủi ro này.

dau hieu sinh non


Nguyên nhân sinh non


Mẹ bầu có thể sinh non vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Một trong các nguyên nhân có thể là:

- Do các bệnh lý từ mẹ. Trong đó, bao gồm cả các bệnh lý trên cơ thể như mẹ bị mắc bệnh u xơ tử cung, viêm gan siêu vi B, viêm thận, sốt, Rubella, bệnh tim, tiểu đường, thiếu máu nặng, cường giáp, mẹ thiếu cân, nhiễm trùng đường sinh sản, đa thai, nhiễm trùng ối, tiền sản giật v.v…

- Các dị tật ở tử cung. Dị tật tử cung là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến thai nhi có nguy cơ sinh sớm hơn 38 tuần tuổi, bao gồm: hở eo tử cung, tử cung bất thường, cổ tử cung hé mở thường gặp ở thai phụ có tiền sử sinh non hay hơn 1 lần sẩy thai sau khi thai nhi được 3 tháng tuổi, cổ tử cung ngắn v.v…

- Mẹ bị stress trầm trọng. Thường xuyên có tâm trạng bất an, lo lắng, tức giận kéo dài trong thời kỳ mang thai có thể khiến cơ thể người mẹ tiết quá nhiều hormone tuyến thượng thận, sinh ra những chất có hại cho hệ thần kinh dẫn đến sinh non.

- Thiếu vitamin B9. Một nghiên cứu tiến hành ở Pháp đã phát hiện ra rằng bổ sung vitamin B9 trước khi mang thai 1 năm sẽ giúp giảm 50% nguy cơ sinh non.

- Các nguyên nhân khác. Ngoài những lý do đã nêu, sinh non còn do nhiều lý do khác như mẹ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng, mang đa thai, ít nước ối, mang thai quá sớm (dưới 18 tuổi) hoặc mang thai từ 40 tuổi trở lên, nghiện ma túy, nghiện rượu, mang thai quá nhiều lần v.v… Ngoài ra, thời gian làm việc của người mẹ quá 42 giờ/ tuần, công việc phải đứng nhiều trên 6 giờ/ ngày, làm việc quá sức, quan hệ tình dục quá đà, do biến đổi khí hậu, dùng thuốc an thai bừa bãi v.v… cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chuyển dạ sớm.

Dấu hiệu nhận biết sinh non


Để theo dõi sức khỏe thai nhi trong bụng, ngoài việc đi siêu âm theo định kỳ, mẹ bầu nên nắm dấu hiệu giúp nhận biết sinh non như sau:

- Đang có thai chưa đến 37 tuần mà đã gặp phải các cơn co thắt tử cung tối thiểu được 1 tiếng đồng hồ. Các cơn co thắt diễn ra đều đặn, mỗi 5 – 10 phút/lần, kéo dài 30 giây. Khi thăm khám âm đạo, bác sĩ đã thấy cổ tử cung mở hơn 2,5 cm và xóa hơn 3/4… Đồng thời, âm đạo có thể xuất huyết, vỡ ối sớm, đau lưng, chuột rút v.v…

Nếu đã có các dấu hiệu trên, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là khi màng ối đã rách thì nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng rất cao, cả mẹ lẫn bé còn non sẽ rất dễ bị tổn thương. Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách để bà bầu nằm nghiêng bên trái nhằm tăng lưu lượng máu đến tử cung, yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh nguy cơ giãn tử cung; tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 mg dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu, làm giảm hoạt động của tử cung; kiểm tra toàn diện sức khỏe, xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không .. trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần).

Nếu màng ối đã vỡ, chuyển dạ là không thể tránh khỏi và bác sĩ có thể phải dùng đến thuốc giục sinh. Trong trường hợp còn duy trì được, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trì hoãn chuyển dạ giúp phổi thai nhi có thì giờ tích tụ đủ steroid để trưởng thành. Nghỉ ngơi nhiều cũng tăng hiệu quả cải thiện lượng máu vào tử cung giúp thai nhi có đủ oxy cũng như nhận các dưỡng chất từ mẹ. Đồng thời, người mẹ cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi tìm dấu hiệu nhiễm trùng trong trường hợp bị vỡ ối sớm cũng như tình trạng thai nhi. Điều này đảm bảo bé sinh non được chăm sóc cấp thời ngay khi lọt lòng.

Dấu hiệu sinh non trên đây chắc hẳn sẽ rất hữu ích để mẹ bầu tránh được các rủi ro nguy hiểm của việc sinh non. Hãy đảm bảo thăm khám thai kỳ đúng lịch hẹn để theo dõi các diễn biến bất kỳ của thai nhi trong bụng, mẹ nhé.

Cách tắm cho trẻ sơ sinh

Đối với những mẹ mới sinh em bé lần đầu, tắm cho trẻ sơ sinh không phải là nhiệm vụ dễ dàng. Thay vì thuê hộ lý của bệnh viện giúp tắm bé, mẹ có thể tự học cách tắm cho con yêu của mình để gần gũi và gắn kết với bé hơn. Hướng dẫn cách tắm cho trẻ sơ sinh sau đây sẽ giúp ích cho bạn.

cách tắm cho trẻ sơ sinh


1. Chuẩn bị tắm cho trẻ sơ sinh


- Phòng tắm kín gió. Đặt nhiệt độ phòng khoảng 24 độ C trước khi cởi quần áo cho bé.
- Chuẩn bị chậu tắm, khăn tắm, dầu gội, quần áo sạch,…

Lưu ý: Chỉ tắm cho trẻ khi đã rụng rốn hoàn toàn. Và điều quan trọng là phải giữ cho trẻ ấm, thoải mái.

2. Cách tắm cho trẻ sơ sinh


- Bước 1: Đặt một chiếc khăn vào đáy chậu để tránh cho bé bị trượt.
- Bước 2: Đổ nước vào chậu. Cho nước nóng vào trước và thêm nước lạnh vào sau.
- Bước 3: Bắt đầu rửa mặt trước bằng cách lấy một miếng bông sạch lau từ trong ra ngoài. Sau đó dùng tăm bông làm sạch vành tai. Tuyệt đối không cho vào trong tai bé.
- Bước 4: Dùng khăn lau sạch từng bộ phận trên cơ thể bé. Bắt đầu từ chỗ sạch nhất: Khuôn mặt. Tiếp tục, vòng tay ra sau lưng, nâng cằm bé lên và làm sạch vùng cổ.
- Bước 5: Vệ sinh phần bụng. Khi bé lớn dần lên, chân tay cũng to ra, vì vậy, chú ý làm sạch những nếp gấp. Lau từ đầu xuống chân và lau mông cuối cùng. Lau từ trước ra sau để tránh nhiễm trùng.
- Bước 6: Gội đầu cho bé. Bế bé ra khỏi chậu, sau đó, đặt bé vào khăn, quấn lại để giữ ấm cho bé. Bế ngửa bé để tránh nước, dầu gội vào mắt. Dội một chút nước lên đầu bé rồi xoa một ít dầu gội lên và rửa sạch ngay. Sau khi rửa sạch, dùng một chiếc lượt tròn, mềm để kích thích da đầu.
- Bước 7: Nhẹ nhàng thấm khô người bé. Lau khô kẽ ngón tay và chân.

3. Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh


- Chỉ tắm cho bé 1-2 lần/tuần.
- Mực nước trong chậu chỉ 5-8cm.
- Không được để bé một mình.
- Nước phải đủ ấm nhưng không được quá 32 độ C. Để kiểm tra nhiệt độ nước, bạn có thể dùng cùi chỏ tay vì da cùi chỏ nhạy cảm hơn da bàn tay.
- Để tránh cho bé bị trượt, phải vòng tay giữ cho đến khi bé ngồi vững.
- Tắm cho bé sơ sinh không cần dùng sữa tắm. Nếu dùng, phải là loại nhẹ và chắc chắn không làm cay mắt bé.
- Không phải bé nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé khó chịu hay nổi cáu thì phải tắm cho bé thật nhanh.
- Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều kiểu chậu tắm khác nhau. Có kiểu rất tiện dụng vì có thể xếp gọn hoặc loại có bộ phận báo nhiệt độ nước. Tuy nhiên, trong trường hợp ‘bí’ quá, bạn có thể dùng bồn rửa và lót một chiếc khăn vào đáy để tắm cho bé.

Tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tuy không phải là việc đơn giản nhưng cũng không quá khó để các mẹ có thể tham khảo và thực hiện. Đây sẽ là phần việc quan trọng mà khi chăm sóc bé, các mẹ nên cố gắng tự mình thực hiện để tình cảm mẹ con càng gắn kết nhiều hơn.

3 cách tính tuổi thai chính xác nhất

Đối với các mẹ bầu, việc tính tuổi thai nhi để biết được sự phát triển của bé yêu trong bụng là điều quan trọng. Mẹ bầu nào cũng muốn biết cách tính tuổi thai nhi và thời điểm chuẩn bị sinh. Cùng tìm hiểu nhé.

cách tính tuổi thai


1. Cách tính tuổi thai theo chu kỳ kinh nguyệt


Người ta thường tính tuổi thai dựa vào chu kỳ cuối của kinh nguyệt. Phần lớn khi mang thai người phụ nữ không nhớ được chính xác ngày thụ tinh. Tuy nhiên, các bác sĩ sản khoa đã đưa ra một cách tính tuổi thai dựa vào chu kỳ kinh nguyệt như sau:

- Bạn sẽ xác định kỳ kinh cuối và ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối của mình.

- Dùng lịch tính tuổi thai vòng tròn được bán ở những hiệu thuốc để bắt đầu tính: Ví dụ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng là 01/1/2015 và ngày bạn tính tuổi thai vào ngày 14/1/2015, như vậy thai nhi đã được 6 tuần.

Dựa vào tuổi thai này bạn sẽ tính tiếp ngày sinh con. Nếu con bạn bạn tròn 9 tháng 10 ngày thì bé sẽ có 40 tuần thai. Như vậy bạn chỉ việc xác định được ngày đầu kỳ kinh cuối và cộng thêm 40 tuần sẽ ra ngày dự định sinh . Còn nếu không đủ ngày đủ tháng như dự đoán thì em bé có thể chỉ trải qua 38 – 39 tuần thai.

Để đạt được độ chính xác cao cho phương pháp tính này là bạn phải nhớ được kỳ kinh nguyệt cuối của mình.

2. Cách tính tuổi thai theo ngày rụng trứng hoặc quan hệ tình dục


Trứng sau khi rụng sẽ tiếp ở buồng trứng trong vòng 24 tiếng chờ đợi tinh trùng đến. Dựa vào đây, bạn có thể biết chính xác được lần quan hệ nào đã thụ thai. Đây sẽ được tính là ngày đầu tiên của thai kỳ. Để biết bé sinh ngày nào bạn sẽ cộng thêm 280 ngày (40 tuần).

Tuy nhiên, cách tính này thường áp dụng cho người có vòng kinh đều nếu không sai số sẽ chênh lệch rất lớn và độ chính xác sẽ không cao.

3. Cách tính tuổi thai dựa vào kết quả siêu âm


Dựa vào kết quả siêu âm là cách tính phổ biến và được rất nhiều cặp vợ chồng tin dùng với độ chính xác cao. Bạn có thể thông qua hình ảnh để biết được tuổi thai của mình.

Khoảng 20-30 ngày, máy siêu âm có thể tìm thấy bào thai trong tử cung. Và sau 7-8 tuần thai thì sẽ bắt đầu có tim thai và có thể đo được chiều dài từ đầu đến mông. Thai nhi được 20-30 tuần thì việc đo đường sẽ giúp xác định tuổi thai chính xác hơn. Do đó để đạt được độ chính xác nhất, bạn nên đo khi thai nhi được 20-24 tuần tuổi và xác nhận lại khi thai nhi được 26-30 tuần tuổi.

3 cách tính tuổi thai trên đây phổ biến và được nhiều người áp dụng nhất. Mặc dù các cách tính tuổi thai này cho kết quả khá chính xác nhưng vẫn không có cách tính nào chính xác bằng việc mẹ đi siêu âm để có được sự theo dõi khoa học nhất.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh

Với các bà mẹ vừa sinh con, đặc biệt là những mẹ mới có em bé lần đầu, làm sao để thay tã cho con đúng cách là điều rất quan trọng. Cùng tìm hiểu cách thay tã cho trẻ sơ sinh sau đây.

cách thay tã cho trẻ sơ sinh


Cách thay tã cho trẻ sơ sinh


1. Chuẩn bị bỉm tã 


Điều đầu tiên, trong việc vệ sinh các bà mẹ cần biết là việc chuẩn bị bỉm tã cho trẻ. Hiện nay, có rất nhiều loại bỉm tã với mẫu mã khác nhau của nhiều hãng sản xuất để phù hợp với từng lứa tuổi. Theo từng độ tuổi, mà các bà mẹ cần chuẩn bị loại tã cho trẻ phù hợp, giúp trẻ thích thú, không bị gò bó.

Hiện nay, các công ty cho ra nhiều sản phẩm tã với mẫu mã khác nhau nhằm đáp ứng được nhu cầu của từng trẻ ở giai đoạn trẻ sơ sinh, bé gái, bé trai, bé tập bò, bé đã biết đi,… Theo từng độ tuổi mà các bà mẹ cần lựa chọn cho trẻ các loại bỉm tã khác nhau cho phù hợp.

Để giúp trẻ chăm sóc trong việc thay tã sạch sẽ, nhanh gọn các bà mẹ nên dùng tã giấy, tã giấy có nhiều uu điểm thuận lợi, khi dùng xong có thể bỏ đi, giá thành rẻ, có chức năng thấm hút sâu, có thể mang đi lại dễ dàng lúc cần thiết. Tuy nhiên chính vì sự tiện lợi, bạn sẽ thường hay sử dụng nhiều cũng tốn tiền đấy nhé!

2. Cởi tã bẩn và vệ sinh cho trẻ


Trong lúc thay tã bẩn cho trẻ, mẹ nên nói chuyện với trẻ để giúp trẻ nằm tỉnh không quậy phá. Để thay tã và vệ sinh mẹ cần làm theo các bước sau:

Cho trẻ nằm tỉnh, nắm 2 chân trẻ và nhấc mông trẻ lên
Tháo tã bẩn người trẻ ra
Dùng tã sạch thay thế miếng tã bẩn
Dùng khăn bông hoặc giấy mềm lau nhẹ nhàng vùng kín, sau mông trẻ
Nếu miếng tã kia bị dơ bạn nên đặt trẻ sang vị trí khác
Nhớ lau kỹ, sạch sẽ khi trẻ đi ngoài

3. Mặc tã sạch cho trẻ


Trẻ sau khi được thay tã bẩn và vệ sinh sạch sẽ mẹ chỉ cần mặc bỉm tã lại cho trẻ là xong. Nhưng trước khi mặc bỉm, mẹ nên dùng khăn bông khô lau sơ lại người bé để cho đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

Tiếp theo, hãy dùng phấn dành cho trẻ sơ dinh bôi xoa lên bàn tay rồi chà nhẹ lên các phần kín, lên da trẻ để da trẻ được bảo vệ. Nếu là các bé trai, mẹ nên đợi chú chim bé nhỏ kia nằm, thun lại để bé không bị tiểu ngược lên trên.

Dùng miếng tã đặt nằm xuống giường, sau đó cho trẻ nằm lên miếng tã được được để sản, kéo miếng tã và dùng miếng dính dán lại ôm sát vào người trẻ. Lưu ý, không nên ôm quá sát, chật chội khiến trẻ khó thở và không thông thoáng khiến trẻ khó chịu.

4. Cách giữ ấm cho trẻ sau khi thay tã


Sau khi thay tã, mẹ cần giữ ấm cho trẻ, với trẻ sơ sinh việc giữ thân nhiệt trẻ luôn đủ ấm là điều hết sức quan trọng. Dùng tã bỉm sẽ khiến khó khăn trong việc mặc thêm quần và áo cho trẻ, vì thế mà các mẹ nên lưu ý khi mặc quần cho trẻ. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng khăn để quấn lấy người trẻ để giúp trẻ được nằm ấm áp trong chiếc khăn kia.

Cách thay tã cho trẻ sơ sinh không quá phức tạp và khó khăn, nhưng sẽ đòi hỏi bạn cần có lòng kiên nhẫn. Để cho việc thay tã trở nên dễ dàng hơn, mẹ có thể nhờ bố hỗ trợ một tay để giúp mặc tã cho con nhanh gọn mà không làm bé chất thải tung tóe ra ngoài.

Cách chăm sóc bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ

3 tháng đầu thai kỳ là khoảng thời gian mẹ bầu có nhiều thay đổi về cơ thể, do lúc này cơ thể mẹ bầu phải thích nghi dần với việc mang thai. Vì vậy, cách chăm sóc bà bầu trong giai đoạn này vô cùng quan trọng.

chăm sóc bà bầu


Chăm sóc bà bầu 3 tháng đầu như thế nào?


Trong thời đầu mang thai bạn còn rất bỡ ngỡ thì việc đến bác sĩ khám thai và nhờ sự tư vấn của các bác sĩ là điều hết sức cần thiết. Bạn cần phải biết sức khỏe thai nhi có tốt không và việc lựa chọn trang phục mặc cho mình cũng hết sức quan trọng. Thời gian này bụng của bạn chưa đủ to nên bạn vẫn còn có thể mặc được những bộ quần áo mình ưa thích nhưng hãy lưu ý không nên lựa chọn những bộ quần áo bó sát cơ thể không tốt cho thai nhi chút nào.

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu rất quan trọng


Dân gian có câu “mẹ khoẻ thì con khoẻ” chính vì vậy thời gian này các bà bầu nên chuẩn bị cho mình chế độ dinh dưỡng đầy đủ và tốt nhất. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho mình cũng đồng nghĩa là bạn cũng chăm sóc sức khoẻ cho thai nhi.

Trong thời kỳ mang thai cơ thể rất cần nhiều protein để thai nhi phát triển và sức khoẻ mẹ bầu luôn khỏe mạnh. Nếu bạn muốn con mình sinh đúng ngày đúng tháng thì việc cung cấp chất sắt là việc không thể thiếu. 

Để bổ sung đầy đủ hai dưỡng chất cần thiết trên bạn nên tăng cường thịt nạc trong bữa ăn hàng ngày, một số thức ăn cũng tốt cho việc chăm sóc sức khoẻ bà bầu, mẹ bầu mang thai như :

- Trứng: cung cấp nguồn protein dồi dào giúp trí não của bé phát triển tốt nhất.
- Súp lơ xanh giàu canxi và vitamin vô cùng có lợi cho sức khoẻ bà bầu.
- Cá: cung cấp chất béo và omega giúp giảm nguy cơ sinh non ở phụ nữ mang thai lần đầu
- Trái cây, rau, củ quả cũng giúp trẻ thông minh hơn nếu bạn ăn đầy đủ và hợp lý

Ngoài những thực phẩm tốt bạn cũng nên tránh xa các thực phẩm gây hại đến quá trình phát triển của thai nhi cũng như sức khoẻ bà bầu, mẹ bầu. Khi mang thai bạn nên hạn chế ăn cay như tiêu, ớt đồng thời cũng nên hạn chế thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ , chất béo như phomat, bơ, đậu phộng hay khoai tây chiên…

Chăm sóc bà bầu trong quan hệ vợ chồng


Theo các chuyên gia sức khoẻ thì việc quan hệ trong quá trình mang thai cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ của mẹ và thai nhi nếu bạn cân nhắc một số điều sau đây:

- Cẩn trọng trong tư thế gần gũi động tác phải hết sức nhẹ nhàng, hợp lý hạn chế quan hệ ở thai kỳ 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sức khoẻ bà bầu và thai nhi tốt nhất.

- Chảy máu âm đạo, bị nhau tiền đạo, tuần 39-40 của thai kỳ, cổ tử cung không hoàn thiện thì nên tránh quan hệ để đảm bảo sự an toàn của mẹ và thai nhi.

Trên đây là những thông tin cơ bản giúp bạn chăm sóc bà bầu tốt nhất. Việc tìm hiểu những kiến thức hữu ích để hỗ trợ sự phát triển của cả mẹ và bé là quan trọng để người thân có thể hỗ trợ sức khỏe của bà bầu trong trường hợp cần thiết.

Thứ Năm, 7 tháng 1, 2016

Thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi

Khi trẻ bước sang tháng tuổi thứ 6, chọn lựa thực đơn ăn dặm cho trẻ làm sao để bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết vì lúc này sữa mẹ không còn đủ dưỡng chất cho bé là điều quan trọng. Cùng tìm hiểu thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi khoa học và hợp lý cho sự phát triển toàn diện của bé.

thuc don cho tre 6 thang tuoi


Cách lên thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi


6 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần bổ sung dinh dưỡng ngoài sữa mẹ mặc dù sữa vẫn chiếm tỉ lệ ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày. Một ngày trẻ cần được cung cấp 500ml sữa và hai bữa bột xen kẽ với sữa mẹ.

Thời gian biểu dinh dưỡng của trẻ là bú sữa mẹ vào bữa sáng, uống nước hoa quả, ăn ngũ cốc giành cho trẻ sơ sinh. 9-10h sáng trẻ sẽ có một bữa bột thức nhất. Bữa bột thứ hai vào 4-5h chiều. Từ 8h tối trẻ đi, mẹ không nên cho bé ăn thức ăn ngoài, mà chỉ nên cho trẻ bú sữa mẹ.

Đối với những bà mẹ bận bịu với công việc và không có thời gian ở nhà chăm con thì mẹ nên tranh thủ thời gian về cho con bú hoặc vắt sữa bảo quản cẩn thận trong tủ lạnh nhờ người giúp việc hoặc ông bà ở nhà cho bé bú.

Tập cho trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm


6 tháng tuổi là tháng lý tưởng cho trẻ ăn dặm. Mẹ bắt đầu cho trẻ làm quen với các thức ăn rắn như bột. Mẹ ghi nhớ cho trẻ ăn từ từ, từ ít đến nhiều và từ thức ăn loãng đến thức ăn đặc.

Mẹ nên cho trẻ làm quen với bột ăn dặm ngọt trước, sau đó mới chuyển sang bột mặn. Hãy để cho bé thích thú với món bột bằng cách cho trẻ thử một muỗng cà phê một rồi tăng đến2, 3, 4 muỗng.

Để món ăn dặm giàu dinh dưỡng, giúp trẻ phát triển chiều cao và trí não mẹ nên kết hợp nấu bột với các loại thực phẩm giàu chất đạm, canxi như thịt, cá, rau xanh… Trẻ sẽ vô cùng thích thú với các món ăn dặm có màu sắc từ trái cà rốt hoặc ra bồ ngót xoay nhuyễn. Chỉ bằng một chút khéo léo khi vào bếp mẹ đã hoàn toàn mang đến cho trẻ 6 tháng tuổi món ăn dặm giàu dinh dưỡng và hấp dẫn.

Thực đơn dinh dưỡng cho trẻ 6 tháng tuổi


Bột sữa bí đỏ: Bột sữa bí đỏ là món ăn dặm lý tưởng giàu dinh dưỡng cho trẻ. Mẹ có thể sử dụng sữa bột hoặc chính sữa mẹ để nấu bột cho trẻ. Bó đỏ là trái cây giàu vitamin A giúp trẻ thông minh cao lớn. Vị bùi bùi ngầy ngậy của sữa và bí đỏ giúp trẻ yêu thích thực đơn ăn dặm hơn mỗi ngày. Mẹ chỉ cần cho bí đỏ sau khi hấp chín tán nhuyễn với 1/3 chén nước, bột gạo hòa với 2/3 chén nước còn lại, đun sôi hỗn hợp bột gạo và bí đỏ (khuấy đều tay để bột không bị vón cục), bột chín cho dầu ăn vào nhấc xuống, từ từ cho lượng bột sữa vào, cho đến đâu khuấy đều đến đấy, chờ nguội cho bé ăn.

Bột khoai tây trứng: Khoai tây và trứng gà cũng là nguồn thực phẩm bổ dưỡng, giàu protein và canxi giúp trẻ cao lớn, rắn rỏi hơn. Khoai tây, trứng gà luộc chín (chỉ lấy lòng đỏ). Xay nhuyễn khoai tây và lòng đỏ trứng. Lấy nước ninh xương quấy 2 thìa bột. Cho bé ăn bột cũng khoai trứng nghiền.

Trên đây là gợi ý thực đơn cho trẻ 6 tháng tuổi mà mẹ có thể dễ dàng tham khảo và áp dụng. Bên cạnh việc tìm hiểu chế độ dinh dưỡng cho con, mẹ nhớ thực hiện lịch khám định kỳ cho bé đầy đủ để theo dõi sự phát triển về chiều cao, cân nặng của con nhé.

Dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu

Khi mang thai 3 tháng đầu, nhiều mẹ bầu thường nhận được những lời khuyên khác nhau về chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn này. Người thì bảo nên ăn càng nhiều càng tốt cho sự phát triển của bé, người lại nói không nên ăn nhiều trong lúc này. Vậy dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu như thế nào mới đúng? Cùng đi tìm câu trả lời nhé.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu


Bà bầu nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu?


0,9kg tới 2,3kg là số cân tăng chuẩn của thai phụ 3 tháng đầu với số cân vừa phải. riêng các mẹ đã béo phì thì không nên để tăng cân. Đây là giai đoạn cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi sinh lý để thích nghi, đồng thời là thời gian quan trọng cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của bé. Vì vậy dù mẹ kém ăn nhưng cũng phải chú ý tăng thêm lượng chất đạm, nhất là những protein chất lượng cao dễ tiêu hóa, dễ hấp thu như: trứng, sữa các loại, các loại thịt gia cầm, cá và đậu…

4 nhóm dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung trong 3 tháng đầu

Chất bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Chế độ dinh dưỡng hàng ngày của phụ nữ mang thai cần khoảng 2.300 – 2.400kccal/ngày. Trong đó 55% là chất bột đường, 20% là chất đạm và 25% là chất béo.

- Chất bột: gạo, ngô, bánh mỳ, khoai, miến

- Nhóm chất đạm gồm: thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ…

- Nhóm chất béo gồm: dầu, mỡ, vừng, lạc…

- Nhóm vitamin chất khoáng và chất xơ gồm: rau xanh và quả chín. Vitamin A, C, D, K… đều rất cần thiết cho thai phụ và thai nhi. Cần bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên mỗi ngày.

Lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu


Sau 3 tháng đầu thai kỳ người mẹ mới hết buồn nôn, ăn ngon miệng, thèm ăn vặt. Đây là giai đoạn mẹ dễ dàng tăng tốc để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì thế cơ thể mẹ cần thêm năng lượng, song không phải chỉ ăn nhiều hơn về số lượng, mà nên chú trọng những chất dinh dưỡng cần thiết như:

- Chất sắt: Có nhiều trong thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt… giúp tăng thể tích máu và phòng ngừa thiếu máu. Nếu thai phụ thiếu máu sẽ làm giảm lực co bóp của tử cung khi chuyển dạ, giảm lượng sắt dự trữ của em bé trong 6 tháng đầu đời. Vì thế thai phụ cần bổ sung thêm ít nhất 15gr sắt mỗi ngày.

- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hoạt động hệ thần kinh và đông máu bình thường cho mẹ, hình thành hệ xương và răng vững chắc cho bé. Nếu thiếu canxi mẹ dễ bị vọp bẻ, đau nhức xương, bé có thể bị còi xương ngay trong bụng mẹ.

- Acid folic (vitamin B9): Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Vitamin này có trong các loại rau màu xanh thẫm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… Ngoài ra acid folic còn có trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim…

- Vitamin D: Có trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu. Thai phụ cần phơi nắng khoảng 15 phút mỗi ngày (tránh ánh nắng quá gay gắt), nên để ánh nắng chiếu trực tiếp vào cơ thể, không nên đeo găng tay, đi vớ và cũng không nên phơi nắng sau cửa kính.

- Vitamin C: Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có trong các loại rau xanh, trái cây…

Cụ thể hơn, chúng ta có:

- Các loại đậu, rau xanh lành tính (bí, bầu, mướp,rau cải..)

- Thịt bò, gà, heo nạc, trứng, trứng gà ta thì tốt. Tim, cật.

- Ăn trái cây lành: thanh long,xoài,ổi, mận (roi),na (mãng cầu), cam

- Uống sữa: sữa bầu hay sữa tươi giữa các bữa ăn.

- Mỗi tuần ăn 1 bữa cháo cá chép, cháo hạt sen hoặc cháo cật heo để an thai.

- Uống nhiều nước mỗi ngày

- Nên 1 tuần ăn gan 1 lần

- Bên cạnh các chất dinh dưỡng có từ ăn uống, bạn có thể uống thêm các thuốc chứa vitamin, axit folic. Đặc biệt là axitfolic vì nếu thiếu chất này sẽ tăng nguy cơ bị dị tật bẩm sinh.

Những thông tin về chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu trên đây ít nhiều sẽ giúp bạn có được sự lựa chọn đúng đắn, tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.

4 nhóm thực phẩm làm thức ăn tốt cho bà bầu

Với các mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu, làm sao để chọn thức ăn cho bà bầu vừa bổ cho mẹ vừa tốt cho con không phải là điều đơn giản. 4 nhóm thực phẩm sau đây sẽ là lựa chọn hay cho bạn trong những bữa ăn hàng ngày.

thức ăn cho bà bầu


1/ Nhóm tinh bột là thức ăn bà bầu không thể thiếu


Tinh bột chịu trách nhiệm chính cung cấp năng lượng, giúp duy trì hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, năng lượng duy nhất ảnh hưởng quá trình hình thành và phát triển các tế bào thần kinh của thai nhi có nguồn gốc từ chất bột đường.

Tuy nhiên, tốc độ chuyển hóa từ tinh bột sang mỡ rất nhanh. Nếu áp dụng một thực đơn nhiều tinh bột, chất dinh dưỡng sẽ tập trung chủ yếu ở mẹ. Đây là nguyên nhân có nhiều trường hợp thai nhỏ nhưng mẹ bầu tăng cân quá nhiều.

Đối với nhóm bột đường, mẹ bầu nên ưu tiên những thực phẩm có carbonhydrate dạng phức tạp, hạn chế các thực phẩm carbonhydrate đơn giản. Carbonhydrate đơn giản sẽ chuyển hóa đường nhanh hơn, làm tăng lượng đường trong máu, có thể gây ra những ảnh hưởng xấu cho cơ thể như tiểu đường thai kỳ, thừa cân béo phì… Hơn nữa, thực phẩm chứa carbonhydrate đơn giản sẽ làm mẹ bầu no nhanh và ăn nhiều hơn nhu cầu cần thiết.

Một số thực phẩm nhóm tinh bột tốt cho mẹ bầu: bánh mì, nên ưu tiên bánh mì được làm từ bột mì thô thay vì bột mì qua tinh chế, ngô, yến mạch, ngũ cốc nguyên hạt, gạo lứt, gia đình nhà đậu…

2/ Nhóm chất đạm và chất béo rất quan trọng với bà bầu


Chất đạm và béo đóng vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển của thai nhi. Đối với cơ thể mẹ, chất đạm còn tham gia vào quá trình tạo máu và hình thành nhau thai. Khi mang thai, mỗi ngày mẹ bầu cần cung cấp cho cơ thể ít nhất 70g protein/ ngày và khoảng 40g chất béo/ ngày. Lượng đạm mẹ nạp vào cơ thể mỗi ngày hầu hết sẽ được thai nhi hấp thụ hết. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ phát sinh những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe mẹ và bé, do trong quá trình chuyển hóa đạm sẽ sinh ra các chất không tốt cho cơ thể.

Thịt bò là một trong những nguồn cung cấp đạm dồi dào cho cơ thể. Ngoài ra, thịt bò còn chứa một lượng chất sắt và các loại vitamin nhóm B, rất tốt cho sự phát triển não của thai nhi.

Cá cũng là một trong những thực phẩm chứa nhiều đạm mẹ bầu không nên bỏ qua. Mỗi tuần, mẹ nên đảm bảo mình có ít nhất 2 bữa cá trong thực đơn dinh dưỡng. Ngoài đạm, omega 3 có trong cá cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển não của bé cưng.

3/ Nhóm trái cây và rau xanh


Các loại vitamin và khoáng chất trong rau xanh và trái cây góp phần không nhỏ để cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu. Không chỉ vậy, chất xơ mà những thực phẩm này mang lại giúp mẹ đối phó với những “tác dụng phụ” khó chịu trong thai kỳ như táo bón, ợ nóng, đầy hơi, ngăn ngừa sạm da, rạn da khi mang thai…

Một số loại rau xanh và trái cây mẹ bầu không nên bỏ qua như:

- Rau chân vịt, cải bó xôi chứa một lượng lớn axit folic, ngăn ngừa nguy cơ dị tật ống thần kinh ở thai nhi. Các loại rau có màu xanh đậm như súp-lơ, xà lách, cải bẹ xanh cũng chứa không ít axit folic, là thực phẩm tốt cho bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.

- Các loại quả có nhiều múi như cam, quýt, bưởi… không chỉ chứa axit folic mà còn có một lượng lớn vitamin C, giúp mẹ bầu tăng sức đề kháng.

- Ngoài một lượng chất béo lành mạnh không làm ảnh hưởng đến cân nặng của mẹ bầu, bơ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng khác như vitamin B, E, folate… Bơ cũng là một trong những thực phẩm giúp bạn giảm bớt những khó chịu của cơn ốm nghén mang lại.

4/ Thức uống tốt cho phụ nữ mang thai


Cơ thể cần nước để duy trì các hoạt động trong cơ thể một cách bình thường, nhất là phụ nữ mang thai. Không bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị đau đầu, buồn nôn, chuột rút… Thậm chí, không uống đủ nước trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể khiến mẹ bầu dễ sinh non.

Khi mang thai, bạn nên bổ sung khoảng 3 lít nước mỗi ngày, tương đương khoảng 7-8 ly nước. Đặc biệt, mùa hè hoặc sau khi tập thể dục, mẹ bầu cần tăng cường bổ sung nước cho cơ thể để tránh tình trạng mất nước.

Ngoài nước lọc, nước trái cây như nước cam, nước ép cà chua, ép cà rốt, nước mía, nước dừa cũng được tính vào số lượng nước bạn cần để “vận hành” cơ thể. Sữa cũng là một trong những thức uống tốt và cần thiết cho sức khỏe mẹ bầu. Sữa giúp bổ sung canxi cho bà bầu. Hơn nữa, một số loại sữa bầu hiện nay cũng được bổ sung thêm omega, DHA, ARA…, những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Trên đây là những nhóm thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung thường xuyên để tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi. Chế độ thức ăn cho bà bầu hàng ngày chỉ cần dựa trên các nhóm thực phẩm cơ bản này, mẹ sẽ có được cơ thể khỏe mạnh và bé yêu cũng phát triển toàn diện hơn.

Khi nào là thời điểm dễ thụ thai?

Với những cặp vợ chồng đang lên kế hoạch sinh con, chọn thời điểm dễ thụ thai là điều quan trọng. Cùng tìm hiểu những kiến thức về khả năng thụ thai nhé.

Thời điểm dễ thụ thai là những ngày gần rụng trứng

Không phải ngày nào bạn cũng có thể đạt được kết quả cao như mong đợi mà phải biết căn chọn những ngày thích hợp. Trước hết, bạn có thể chọn những ngày dễ thụ thai của bản thân. Đó chính là những ngày ở gần thời điểm rụng trứng. Những điều cơ bản cần nhớ bao gồm:
- Rụng trứng có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào trước ngày đầu của kỳ kinh tiếp theo từ 13 đến 20 ngày.
- Để có thai, việc giao hợp phải diễn ra trong khoảng thời gian vài ngày trước ngày rụng trứng đổ lại. Khoảng thời gian lý tưởng này được gọi là cửa sổ cơ hội thụ tinh và thường kéo dài khoảng 6 ngày.
- Tinh trùng sống được 6 ngày, trong khi đó trứng chỉ tồn tại từ 12 đến 24 giờ sau khi rụng, đó là lý do vì sao viêc giao hợp trước và trong thời gian rụng trứng sẽ làm tăng xác suất tinh trùng đến được với trứng.
- Đời sống hôn nhân không phải lúc nào cũng có thể đi vào đúng thời khóa biểu, nhất là đối với chuyện phòng the, nên thay vì lập một lịch sinh hoạt vợ chồng cứng nhắc, bạn nên duy trì chuyện chăn gối mặn nồng và đều đặn mỗi 2 – 3 ngày/lần.

Làm sao để xác định thời điểm dễ thụ thai nhờ ngày rụng trứng?


Nếu bạn muốn nắm rõ được thời gian rụng trứng, cần phải dựa vào 2 yếu tố:
- Độ dài của chu kỳ kinh nguyệt
- Chu kỳ kinh nguyệt có đều đặn không
Nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày, hiện tượng rụng trứng nhiều khả năng sẽ xảy ra vào giữa chu kỳ. Trong khi đó, nếu chu kỳ kinh của bạn ngắn hơn, ngày rụng trứng sẽ gần với ngày kết thúc kỳ kinh trước đó. Nếu bạn có một chu kỳ dài hơn, thường thì rụng trứng sẽ không xảy ra trước thời điểm 2 tuần sau khi kỳ kinh kết thúc.
Nhưng với đa số phụ nữ, chu kỳ kinh nguyệt có thể thay đổi, chênh lệch trong khoảng 7 ngày. Nếu chu kỳ thay đổi so với tháng trước thì có thể ngày rụng trứng cũng lệch đi khoảng 1 tuần.
Những dấu hiệu để xác định thời điểm vàng này bao gồm:
- Dịch tiết âm đạo trở nên ẩm ướt hơn, trong như lòng trắng trứng
- Cảm giác hơi khó chịu ở một bên hông.
- Cảm thấy rất gợi cảm và muốn “gần gũi” với anh xã nhiều hơn.

Nếu chu kỳ kinh nguyệt thất thường, làm sao tính thời điểm dễ thụ thai?


Không hẳn chu kỳ thất thường sẽ đồng nghĩa với việc bạn không rụng trứng hoặc không có khả năng thụ thai và mang thai bình thường như những phụ nữ khác. Tuy nhiên, nếu chu kỳ đã kéo dài trên 36 ngày thì bạn nên đến gặp bác sĩ. Sự thất thường này có thể là biểu hiện của hội chứng buồng trứng đa nang, rối loạn tuyến giáp… sẽ làm giảm cơ hội thụ thai và mang thai của người phụ nữ. Chu kỳ kinh nguyệt càng thất thường thì càng khó dự đoán được thời điểm rụng trứng. 
Theo dõi chu kỳ rụng trứng sẽ giúp bạn chọn được thời điểm dễ thụ thai tương đối chính xác. Bên cạnh đó, hãy duy trì quan hệ vợ chồng đều đặn để không chỉ sớm có được kết quả như mong muốn mà còn góp phần giữ gìn hạnh phúc gia đình, bạn nhé.


Thai mấy tuần thì có tim thai?

Với các cặp vợ chồng mới mang thai lần đầu, thai mấy tuần thì có tim thai là điều quan tâm hàng đầu. Bởi khi tim thai xuất hiện, bố mẹ mới có thể yên tâm con mình phát triển khỏe mạnh. Cùng tìm hiểu sự hình thành và phát triển của tim thai.

tuần thứ mấy thì có tim thai

Tuần thứ mấy thì có tim thai?


Đến cuối tháng đầu tiên khi mang thai, phôi thai dài thêm khoảng 1 cm, tim của thai nhi cũng đi vào quá trình hoàn thiện hơn mặc dù thai nhi chưa có ngũ tạng và chân tay.

- Ở tuần thai thứ 5 ( nếu tính từ thời điểm thụ thai thì thai nhi của bạn được 3 tuần tuổi), chiều dài của phôi thai chỉ khoảng 1,25mm. Phôi đã hình thành rất nhiều tế bào. Cuối tuần thứ 5 này, phôi bắt đầu có hình hài, ống thần kinh chạy dọc suốt chiều dài của phôi. Phần này về sau sẽ thành cột sống và não của bé. Phần trên của ống thần kinh đã bắt đầu phẳng ra và sau này sẽ tạo nên phần mặt trước của não. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.

- Nếu sử dụng các phương tiện siêu âm hiện đại, đôi khi chúng ta cũng có thể nghe thấy nhịp tim của bé ở tuần thai thứ 6.

- Đến tuần thứ 7: Tim lớn dần lên trong cơ thể thai nhi và bắt đầu phân chia thành hai buồng tim: trái và phải.

- Tim thai bắt đầu đập nhẹ và hoàn thiện nhanh chóng hơn khi thai nhi ở tuần thai thứ 11.

- Sau năm tuần tiếp theo, nghĩa là vào khoảng tuần thứ 12, tim thai của bé gần như đã hoàn thiện.

- Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn.

- Đặc biệt ở tuần thai thứ 16, tim của thai nhi đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng. Bình thường tim thai đập từ 120 - 160 lần /phút, nhưng khi "bé" cựa quậy nhiều thì tim có thể đập nhanh đến 180 lần/phút, nhưng nó vẫn ở trạng thái bình thường. Theo khảo sát của các nhà khoa học thì tim của thai nhi mang giới tính nữ sẽ đập nhanh hơn tim của bé mang giới tính nam.

Từ khi nào bạn có thể nghe được nhịp tim thai?


Bước sang tuần thứ 12, bác sĩ sản khoa đã có thể giúp bạn nghe được nhịp tim của thai bằng máy siêu âm. Họ sẽ đặt máy nghe trên bụng bạn, nơi được phỏng đoán là tim thai. Đây là thời điểm gây xúc động, vì lần đầu tiên qua ống nghe bạn nghe được nhịp tim của con yêu đang đập đều đều.

Đến tuần thai thứ 20 thì nhịp đập của tim thai càng mạnh hơn và bạn chỉ cần dùng tai nghe bình thường là có thể nghe thấy được. Nhịp đập bạn nghe được càng to và dễ dàng chứng tỏ thai nhi đang rất khoẻ mạnh và phát triển bình thường.

Trên đây là những giải đáp cho thắc mắc “tuần thứ mấy thì có tim thai” của rất nhiều ông bố bà mẹ. Trong suốt thai kỳ, bạn nhớ đi khám bác sĩ định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé yêu trong bụng nhé.