Vẫn có thể sinh con bằng phương pháp đẻ thường sau lần sinh mổ thứ nhất ?
Theo BS. Dung, Trưởng khoa Sản, Trung tâm y khoa Thái Hà, nhiều phụ nữ vẫn hiểu lầm rằng sinh con lần thứ nhất bằng phương pháp sinh mổ rồi thì những lần sinh sau vẫn buộc phải sinh mổ, sinh mổ lần 2, sinh mổ lần 3. Tuy nhiên, quan niệm này là chưa đúng.Cách thức sinh thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sức khoẻ của người mẹ, (chịu đựng được cuộc chuyển dạ), yếu tố của thai (cân nặng, ngôi thai, kiểu thế, sức khỏe thai, nước ối...). Do đó, thai phụ nên đi khám thai định kỳ để được các bác sĩ tư vấn lựa chọn phương thức sinh thường hay sinh mổ tuỳ thuộc vào tình trạng của thai nhi.
Nếu như khung chậu hẹp, người mẹ sẽ gặp khó khăn khi vượt cạn và phương pháp tốt nhất là nên mổ lấy thai nhi để tránh những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và con. Nếu đường mổ tử cung của lần mổ trước là đường dọc thì phải mổ sinh lần 2 vì nguy cơ nứt vết mổ là rất cao. Lưu ý, đường mổ ngoài da có thể là đường dọc nhưng đường mổ trong tử cung người mẹ vẫn là đường ngang vì hiện nay, mổ ngang là cách thức phổ biến nhất nhưng trong tường hợp đặc biệt nào đó, bác sĩ buộc phải mổ dọc tử cung.
Sinh mổ lần thứ nhất vẫn có thể sinh thường lần sau
Hoặc nếu khoảng cách mang thai giữa lần 1 và lần 2 quá gần (dưới 16 tháng) thì các bác sĩ buộc phải chỉ định sinh mổ lần 2 cho thai phụ vì vết mổ cũ chưa đủ thời gian để bình phục hoàn toàn cho cuộc chuyển dạ sinh thường lần 2.Trường hợp khác, nếu thai làm tổ ngay trên vết mổ tử cung thì đây là mối nguy hiểm lớn cho người mẹ hoặc sản phụ bị nhiễm trùng vết mổ sau lần trước thì việc sinh thường lần 2 là rất khó khăn, thậm chí bác sĩ sản buộc phải chỉ định mổ lấy thai nhi.
Sinh mổ lần thứ nhất sau bao lâu thì có thể sinh mổ lần 2?
Theo Bs Dung, để đảm bảo an toàn sau khi sinh mổ, chị em nên chờ từ 18 - 23 tháng mới có thai lại. Bác sĩ Dung giải thích phụ nữ sinh mổ cần có nhiều thời gian hơn so với sinh thường để cổ tử cung phục hồi lại trạng thái bình thường trước khi mang thai lần sau. Đặc biệt, khoảng thời gian dành cho việc phục hồi vết mổ trong tử cung rất dài. Nếu mang thai lần sau quá sớm, vết mổ bục ra là chuyện không thể tránh khỏi.Việc mất máu trong khi sinh mổ cũng khá nhiều, vì vậy bạn cần nhiều thời gian để máu được phục hồi và lấy lại sức khỏe tốt nhất
Ngoài ra, việc mang thai sau sinh mổ còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi tác, sức khỏe của người mẹ. Vì vậy, trước khi quyết định mang bầu tiếp bạn nên có cuộc kiểm tra sức khỏe định kỳ để biết cơ thể cần bổ sung gì và chuẩn bị tâm lý tốt nhất trước khi chào đón em bé mới.
Sinh mổ có sinh được con thứ 3 hay không?
Điều này hoàn toàn có thể nhưng theo BS, Phó Đức Nhuận, nguyên Trưởng khoa Đẻ, Bệnh viện Phụ sản T.Ư thì dù mang thai bao nhiêu lần và sinh con theo cách nào gây nguy cơ ảnh hưởng tới sức khoẻ, thậm chí cả tính mạng của chị em. Đã có không ít người chỉ mới sinh nở lần đầu tiên đã bị tai biến, thậm chí tử vong. Ngay trong lúc có thai chưa đến ngày sinh, bà mẹ cũng đã có thể gặp phải những bất thường nguy hiểm đến tính mạng cũng như của cháu bé còn nằm trong bụng mẹ. Càng đẻ nhiều lần thì nguy cơ cho tính mạng bà mẹ càng tăng bấy nhiêu.Kể cả đẻ thường, qua nghiên cứu người ta thấy, nguy cơ cho chị em sinh nở cũng sẽ tăng lên từ lần sinh thứ tư và càng nhiều lần sinh càng nguy hiểm.
Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo chị em không nên mạo hiểm tính mạng mình. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp đặc biệt buộc phải sinh con thứ 3, thai phụ cần được có chế độ chăm sóc và theo dõi đặc biệt hơn so với những người khác. Đến kỳ sinh nở, các bác sĩ sẽ chỉ định sinh mổ cho thai phụ sớm hơn thời gian chuyển dạ để tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét