Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Tên Tiếng Anh Ở Nhà Cho Bé Trai

Hiện nay, có rất nhiều cha mẹ muốn đặt cho con trai yêu của mình tên Tiếng Anh để mong muốn bé giao lưu với bên ngoài. Đặt một cái tên Tiếng Anh hay và ý nghĩa không hề đơn giản với nhiều bậc cha mẹ.
Để giúp các bạn có thể chọn cho bé trai của mình một cái tên Tiếng Anh hay và ý nghĩa, các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.

Đặt tên gần giống tên Tiếng Việt

Những cái tên mang ý nghĩa mạnh mẽ, độc lập, dũng cảm như các tên Hùng, Mạnh, Tráng thì mẹ có thể chọn các tên tiếng Anh cho bé như là Anthony (có cá tính mạnh), David (con người có trí tuệ, can đảm), Henry (tên của những vị vua nước Anh), Bernard (chiến binh dũng cảm), James (xâm chiếm).
Lucas (chiếu sáng),  Albert (sáng dạ), John (trí tuệ) sẽ là những tên vô cùng hợp cho các bé là Minh, Đức, Quang thì những cái tên mang ý nghĩa là con người nhân hậu, uyên bác. Tương tự như vậy, bố mẹ hãy tìm những cái tên gần giống nghĩa với tên tiếng Việt của con mình để có những cái tên bằng tiếng Anh hay nhé.

Đặt tên ở nhà cho con trai theo cách phiên âm gần giống

Với cách này, các bố mẹ có thể dễ dàng gọi cả tên khai sinh lẫn tên ở nhà của bé, bởi sự phiên âm gần giống nhau giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Ví dụ như bé tên An, có thể chọn các chữ như Andrew, Alvin; bé tên Bá thì có thể đặt là Bruce, Ben.

Đặt theo các tên tiếng Anh phổ biến

Không cần phải suy nghĩ phực tạp như những tên trên, các mẹ có thể đặt tên ở nhà cho bé bằng một số tên tiếng Anh phổ biến, phương pháp này vô cùng đơn giản chỉ cần chọn một trong các tên như: Tony, Bill, Ben, Tom, Johny,… Những cái tên này cũng không kém đáng yêu nhưng lại vô cùng thuận lợi cho các bố mẹ chọn lựa phải không nào?

Đặt được một cái tên tiếng Anh ở nhà cho bé trai thực sự không quá khó, chỉ tùy thuộc vào sở thích của các bậc cha mẹ. Để có thêm ý tưởng đặt tên cho bé trai, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Đặt tên con trai ở nhà có ý nghĩa nhé.

Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Thế Nào Cho Tiết Kiệm?

Việc chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé là một công việc tốn không ít thời gian và tiền bạc của bố mẹ. Để không phải mất nhiều tiền nhưng lại tận dụng được tối đa những món đồ mua được, mời các mẹ cùng tham khảo một số bí quyết tiết kiệm khi mua sắm dưới đây.

Chỉ mua những gì thật sự cần

Nhiều mẹ nghĩ rằng đã chăm con thì phải mua sắm rất nhiều thứ “phục vụ” cho từng miếng ăn giấc ngủ và sinh hoạt của bé. Nhưng thực tế một em bé sơ sinh cần nhất là cái gì? Đó chỉ là vài miếng tã lót, vài bộ quần áo, một cái chăn ấm, một đôi giày, mũ chóp trùm đầu mà thôi. Bạn có thể xin lại quần áo cũ từ các mẹ khác, sẽ tiết kiệm được một khoản không hề nhỏ đâu đấy.

Các phương tiện đi lại cho bé

Nếu muốn mang bé ra ngoài, có thể bạn sẽ cần đến một số loại xe đẩy hay ghế ngồi (khi bé lớn hơn một chút). Hiện nay thị trường có bán nhiều loại ghế cao dành cho bé ngồi khi đi xe máy, hoặc ngồi ăn tại nhà rất tiện lợi. Còn về xe nôi, không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn vì qua nhiều lần sử dụng sẽ nhanh hỏng. Tốt hơn mẹ có thể mua lại xe nôi cũ, nhưng bền và chắc chắn. Hãy kiểm tra kỹ trước khi mua nhé!

Chọn mua giường hay cũi?

Kinh nghiệm là mẹ hãy mua cũi nhỏ cho bé vì chúng rẻ hơn so với giường hay nôi nhưng về độ an toàn, thoải mái cho bé thì vẫn được đảm bảo tuyệt đối. Ngoài ra cũi chiếm diện tích phòng nhỏ hơn so với một chiếc nôi hay chiếc giường hoành tráng.

Một số món không cần phải mua

Bàn thay tã: thật là phí khi mua một cái bàn nhỏ chỉ để thay tã cho bé. Mẹ cứ đơn giản là đặt bé lên giường hoặc một cái bàn phẳng nào đó trong nhà, lót một tấm khăn hay miếng lót 2 mặt bên dưới mỗi khi thay tã cho bé là đủ.
Tấm lót sơ sinh chống thấm: nhiều mẹ cho rằng miếng lót nệm không thấm nước sẽ là vật dụng hữu hiệu giúp thấm những vết dơ tràn ra từ tã vào nệm, nhưng thực tế một số bé lúc ngủ vẫn lăn ra ngoài phạm vi miếng lót và cuối cùng nệm vẫn bị bẩn.
Giày dép: không cần mua giày cho bé vì bé chưa thể đi được. Thay vào đó mua vớ sơ sinh cho bé để giữ ấm chân thì tiện lợi hơn.
Mẹ thấy đấy, mua đồ sơ sinh cho bé thực chất không cần tốn quá nhiều tiền đúng không? Sau khi đã xác định được cần mua những gì, vậy thì nên mua đồ cho bé như thế nào, đặc biệt nếu bé sinh vào cuối năm nay? Bài viết Một Số Lưu Ý Khi Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Vào Mùa Đông Cho Bé sẽ hướng dẫn cho bạn điều đó!

Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017

7 Cột Mốc Quan Trọng Của Bé “Lớn Lên” Trong Bụng Mẹ

Các giai đoạn phát triển của thai nhi được chia làm 7 cột mốc, vậy đâu là cột mốc quan trọng nhất? Để biết cách chăm sóc sức khỏe thai nhi và bản thân, các mẹ đừng bỏ qua 7 cột mốc này nhé!

Hợp tử

Đây là khoảnh khắc để đứa trẻ có thể chào đời, trứng gặp tinh trùng nên gọi là hợp tử. Các hợp tử này tuy rằng rất nhỏ nhưng lại chứa một lượng lớn thông tin về AND của thai nhi. Đây cũng được xem như giai đoạn đầu tiên của một bào thai.

Phôi nang

Phôi nang là giai đoạn tiếp theo của bào thai. Khi này, các hợp tử nhỏ bắt đầu phân chia và liên tục nhân đôi tạo thành các cấu trúc mới. Vào ngày thứ 6, phôi nang di chuyển vào tử cung của người mẹ và bắt đầu giai đoạn cấy vào thành tử cung.

Phôi thai

Sau khi phôi nang đã cấy thành công vào trong tử cung, sự phân chia tế bào mới xảy ra. Phôi nang này sẽ hoạt động  không ngừng để lớn lên, và được gọi là phôi thai. Phôi thai này vẫn tiếp tục phân chia thành các đặc điểm khác nhau.

Thai kỳ thai nghén

Từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 8 thai kỳ là giai đoạn thai nghén. Đây cũng được coi là giai đoạn phát triển những cơ quan chính trong cơ thể của trẻ. Một số bộ phận trên cơ thể bắt đầu xuất hiện như: mí mắt, tay, chân, ngón tay, ngón chân và cột sống… Ngoài những đặc điểm bên ngoài, bên trong cơ thể, hệ tiêu hóa của trẻ cũng đã hình thành.

Giai đoạn kết thúc phôi thai

Giai đoạn này bắt đầu xảy ra từ cuối tuần thứ 8 thai kỳ trở đi. Em bé đã có khả năng  tự nắm bàn tay nhưng đôi mắt vẫn nhắm kín lại cho đến khoảng tuần thứ 28. Đồng thời, em bé cũng bắt đầu những chuyển động đầu tiên nhưng lúc này người mẹ chưa thể cảm nhận được.

Giai đoạn 3 tháng giữa

Sau 3 tháng đầu, em bé sẽ không ngừng phát triển vượt bậc và người mẹ cũng nhận ra những thay đổi rõ rệt của bản thân. Tại thời điểm này, bác sĩ hoàn toàn có thể nghe được rõ nhịp tim của bé bên ngoài bụng mẹ thông qua ống nghe. Đặc biệt, ở tuần 18-20 của thai kỳ, mẹ đã nhận thấy những chuyển động rõ rệt của em bé. Thai nhi cũng trở nên hoạt bát hơn và nhào lộn nhiều hơn.

Giai đoạn 3 tháng cuối

Bước vào tuần thứ 28 thai kỳ, em bé đã có khả năng đóng, mở mắt. Nếu vì một vấn đề gì đó mà bé buộc phải sinh non thì đã có khả năng sống sót cao. Em bé cũng tiếp tục phát triển không ngừng cho đến tuần thứ 40. Từ tuần 37 thai kỳ, bé sẽ sẵn sàng chào đón thế giới bất cứ lúc nào và được coi là đủ ngày tháng để chào đời.

Được nhìn thấy con yêu lớn lên từng ngày trong bụng mình quả thật là một điều kỳ diệu phải không các mẹ nhỉ? Để có một sự chuẩn bị tốt cho thai kỳ, các mẹ hãy tham khảo thêm bài viết Kiến thức mang thai lần đầu – các giai đoạn phát triển của thai nhi nhé.

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2017

8 Điều Cơ Bản Cần Biết Khi Mang Thai

Để có một thai kỳ khỏe mạnh chắc chắc các mẹ không thể bỏ qua những kiến thức cơ bản để có thể chăm sóc thai kỳ của mình tốt hơn. Những điều cần biết khi mang thai dưới đây sẽ là “hành trình” bổ ích giúp các mẹ có một kiến thức cũng như tinh thần vững vàng trong giai đoạn thai kỳ nhé.

1. Dấu hiệu khẳng định mẹ có thai

Thử nước tiểu tại nhà bằng dụng cụ thử thai là một trong những phương pháp có tỷ lệ chính xác rất cao. Bên cạnh đó, đối với những thai phụ trong lần mang thai đầu tiên, thường xuất hiện một số dấu hiệu rõ rệt như buồn nôn, đau lưng, cảm xúc dễ thay đổi, ngực căng, tức, thèm một số loại đồ ăn nhất định, đặc biệt là chậm kinh.

2. Tiêm vắc-xin

Ở trong từng giai đoạn của thai kỳ khác nhau, các mẹ sẽ nhận được lời khuyên từ bác sĩ nên tiêm loại vắc-xin nào. Những vắc-xin nào sẽ giúp mẹ bầu ngăn ngừa việc bị ốm hay lây nhiễm bệnh sang cho con ngay từ trong bụng mẹ. Mặt khác, mẹ bầu không nên tiêm phòng các loại vắc-xin chứa vi-rút hay vi khuẩn sống vì có thể không tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con.

3. Bong huyết có thể xảy ra trong suốt thai kỳ

Trễ kinh là dấu hiệu điển hình để căn cứ xác định việc mẹ có thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, mẹ bầu thường lại thấy bong huyết ở giai đoạn đầu thai kỳ, sinh ra cảm giác lo lắng, bất an.
Hiện tượng này xảy ra khi trứng di chuyển xuống vòi dẫn trứng và tiến tới tử cung, nơi mà phôi thai được hình thành. Cách tốt nhất để nhận biết sự khác biết giữa kinh nguyệt vào loại dịch huyết đỏ trên là dựa vào màu sắc. Thông thường, nếu mang thai, màu máu thường có xu hướng nâu nâu hoặc hồng hơn so với màu kinh nguyệt đỏ mà bạn vẫn thấy.

4. Vấn đề tăng cân

Các mẹ không nên quá lo lắng về vấn đề “tăng cân”. Nguyên tắc cơ bản là cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, nên chỉ cần ăn đúng bữa, hiểu đúng những gì con cần thay vì tâm lý ăn thật nhiều, ăn cho hai người.

5. Dinh dưỡng mẹ bầu

Cùng với việc uống viên bổ sung vitamin, sắt và canxi, mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng cân bằng. Đồng thời, cần tránh xa rượu bia, thuốc lá hay các sản phẩm có chứa chất gây nghiện caffein vì chúng sẽ gây tăng nguy cơ sinh non, dị tật bẩm sinh hoặc đẻ con nhẹ cân.

6. Vận động nhẹ nhàng

Mẹ cần có một chế độ vận động nhẹ nhàng hàng ngày để đảm bảo mọi chức năng của cơ thể vận hành trơn tru. Thậm chí, mẹ bầu cần nhớ quá trình sinh con yêu cầu việc tập luyện, đòi hỏi mất nhiều năng lượng. Chỉ một cơ thể khỏe mạnh mới có thể “vượt cạn” thuận lợi.

7. Du lịch khi mang bầu

Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, việc đi du lịch không ảnh hưởng quá nhiều. Tuy nhiên, để tránh những rắc rối, một số hãng hàng không từ chối phục vụ khác hàng mang thai sau 36 tuần.

8. Đau đẻ

Khi sắp đến ngày sinh, mẹ sẽ cảm nhận càng rõ cơn đau chuyển dạ ập đến. Cần báo bác sĩ về những dấu hiệu bất thường.

Bất kể người cha, người mẹ nào đều muốn mình có thể thuận lợi “chào đón” bé yêu, để làm được điều này đòi hỏi họ phải nắm vững một số thông tin cần thiết. Sau đây là bài viết Những điều khi mang thai 3 đầu mẹ cần phải biết có thể sẽ giúp bạn “chuẩn bị” vững vàng hơn nhé.

Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Những Cách Trị Hăm Tã Hiệu Quả Tại Nhà


Thật khó chịu cho bé và khổ sở cho mẹ khi bé bị hăm tã. Nhưng nếu biết các cách trị hăm tã dưới đây, nỗi lo này sẽ không còn là vấn đề khiến các mẹ đau đầu nữa!

Những nguyên liệu dùng để trị hăm

Giấm

Nước tiểu chứa nhiều kiềm và có thể gây bỏng làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, gây hăm, phát ban. Giấm có thể cân bằng lại độ pH. Dùng nửa chén giấm pha vào chậu nước, ngâm tã vải vào dung dịch này. Điều đó sẽ ngăn ngừa xà phòng hay nước tiểu tích tụ vào tã. Có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào một cốc nước. Sử dụng dung dịch này để lau bé khi thay tã sẽ giúp da bé kháng được nấm.

Baking soda (bột nở)

Hòa tan một muỗng baking soda với 4 ly nước. Mỗi lần thay tã cho bé, bạn rửa vết hăm với hỗn hợp này. Sử dụng một chiếc khăn để lau khô da trước khi thay miếng mới.

Bột yến mạch

Hàm lượng protein cao trong bột yến mạch giúp làm dịu làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó nó cũng chứa hợp chất saponin, giúp loại bỏ các loại dầu và bụi bẩn từ sâu lỗ chân lông. Thực hiện bằng cách mỗi khi tắm, bạn hãy bỏ vào nước tắm một muỗng canh bột yến mạch khô. Sau đó ngâm bé trong nước khoảng 10-15 phút rồi tắm lại như bình thường. Nhớ dùng 2 lần/ngày nhé!

Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn điều trị hăm rất tốt. Bạn nên bôi một ít dầu dừa lên vết hăm. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm dịu và chữa lành vết thương trên da bé.

Sữa mẹ

Thật tuyệt vời! Sữa không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé mà còn là một “phương thuốc” giúp chống nhiễm trùng và làm dịu da bé. Rất đơn giản, bạn chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô tự nhiên rồi sau đó mặc tã mới cho bé.Dầu chuối

Bên cạnh dầu dừa, dầu chuối cũng có tác dụng trị hăm nếu bôi lên vùng da đang nhạy cảm nhiều lần trong ngày.

Một số điều nên tránh

Không dùng xà phòng để vệ sinh vùng da bị hăm. Chất kiềm trong xà phòng có thể khiến tình trạng hăm nặng hơn.
Không nên sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để vệ sinh cho bé vì sẽ kích ứng da và lây lan vi khuẩn nấm.
Không dùng thuốc điều trị nấm men của người lớn để bôi cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trị hăm nào.
Không bôi phấn rôm cho trẻ khi da bị phát ban. Phấn rôm có thể tích tụ ở các nếp gấp da và giữ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.
Trên đây là những cách trị hăm tã hiệu quả ít tốn kém cho mẹ. Về vấn đề chăm sóc bé khi bị hăm như thế nào, các mẹ hãy tìm đọc bài Nguyên Nhân Và Cách Trị Hăm Tã Cho Bé để tìm hiểu thêm nhé!