Thứ Sáu, 1 tháng 9, 2017

Những Cách Trị Hăm Tã Hiệu Quả Tại Nhà


Thật khó chịu cho bé và khổ sở cho mẹ khi bé bị hăm tã. Nhưng nếu biết các cách trị hăm tã dưới đây, nỗi lo này sẽ không còn là vấn đề khiến các mẹ đau đầu nữa!

Những nguyên liệu dùng để trị hăm

Giấm

Nước tiểu chứa nhiều kiềm và có thể gây bỏng làn da nhạy cảm của trẻ sơ sinh, gây hăm, phát ban. Giấm có thể cân bằng lại độ pH. Dùng nửa chén giấm pha vào chậu nước, ngâm tã vải vào dung dịch này. Điều đó sẽ ngăn ngừa xà phòng hay nước tiểu tích tụ vào tã. Có thể pha một thìa cà phê giấm trắng vào một cốc nước. Sử dụng dung dịch này để lau bé khi thay tã sẽ giúp da bé kháng được nấm.

Baking soda (bột nở)

Hòa tan một muỗng baking soda với 4 ly nước. Mỗi lần thay tã cho bé, bạn rửa vết hăm với hỗn hợp này. Sử dụng một chiếc khăn để lau khô da trước khi thay miếng mới.

Bột yến mạch

Hàm lượng protein cao trong bột yến mạch giúp làm dịu làn da nhạy cảm. Bên cạnh đó nó cũng chứa hợp chất saponin, giúp loại bỏ các loại dầu và bụi bẩn từ sâu lỗ chân lông. Thực hiện bằng cách mỗi khi tắm, bạn hãy bỏ vào nước tắm một muỗng canh bột yến mạch khô. Sau đó ngâm bé trong nước khoảng 10-15 phút rồi tắm lại như bình thường. Nhớ dùng 2 lần/ngày nhé!

Dầu dừa

Dầu dừa có đặc tính kháng nấm và kháng khuẩn điều trị hăm rất tốt. Bạn nên bôi một ít dầu dừa lên vết hăm. Ngoài ra, nó cũng có tác dụng làm dịu và chữa lành vết thương trên da bé.

Sữa mẹ

Thật tuyệt vời! Sữa không chỉ là nguồn dinh dưỡng quý giá cho bé mà còn là một “phương thuốc” giúp chống nhiễm trùng và làm dịu da bé. Rất đơn giản, bạn chỉ cần chà một vài giọt sữa mẹ trên vùng da bị hăm thường xuyên và để da khô tự nhiên rồi sau đó mặc tã mới cho bé.Dầu chuối

Bên cạnh dầu dừa, dầu chuối cũng có tác dụng trị hăm nếu bôi lên vùng da đang nhạy cảm nhiều lần trong ngày.

Một số điều nên tránh

Không dùng xà phòng để vệ sinh vùng da bị hăm. Chất kiềm trong xà phòng có thể khiến tình trạng hăm nặng hơn.
Không nên sử dụng khăn giấy ướt có chứa propylene glycol để vệ sinh cho bé vì sẽ kích ứng da và lây lan vi khuẩn nấm.
Không dùng thuốc điều trị nấm men của người lớn để bôi cho trẻ. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trị hăm nào.
Không bôi phấn rôm cho trẻ khi da bị phát ban. Phấn rôm có thể tích tụ ở các nếp gấp da và giữ ẩm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển nhiều hơn.
Trên đây là những cách trị hăm tã hiệu quả ít tốn kém cho mẹ. Về vấn đề chăm sóc bé khi bị hăm như thế nào, các mẹ hãy tìm đọc bài Nguyên Nhân Và Cách Trị Hăm Tã Cho Bé để tìm hiểu thêm nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét