Thứ Tư, 30 tháng 10, 2019

Căng Tức Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Là Dấu Hiệu Gì?

Thông thường những cơn đau bụng âm ỉ đầu thai kì chỉ nói lên sự thay đổi để thích nghi của cơ thể khi bắt đầu có thai. Thế nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nguy hiểm tiềm ẩn trong những cơn đau


Đối với tháng đầu tiên của thai kỳ, việc đau bụng dưới lâm râm hết sức bình thường. Thế nhưng khi phát hiện đau bụng kèm những triệu chứng khác, rất có thể mẹ bầu đang gặp rắc rối.

Đau bụng dưới dữ dội, vùng kín ra máu đen như bã cà phê, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu. Những dấu hiệu này cho thấy mẹ đang có khả năng mang thai ngoài tử cung.

Bạn có cảm giác đau bụng từng cơn không có dấu hiệu thuyên giảm thậm chí còn tăng lên. Những cơn đau lúc dồn dập rồi đột nhiên biến mất kèm theo máu tươi đóng thành cục. Rất có thể mẹ đối diện với nguy cơ sảy thai.


Những bệnh lý khiến bụng đau căng tức khi mang thai:


Nhiễm trùng đường tiết niệu


Khi mang thai, kích cỡ của tử cung to hơn so với bình thường, chèn lên bàng quang khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài hơn. Đây là lý do bà bầu hay bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện của nhiễm trùng dường tiết niệu bao gồm đau vùng bàng quang, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên.

Nhiễm trùng được tiết niệu nếu không được chữa thì sẽ dẫn tới nhiễm trùng thận, tăng nguy cơ sinh non và em bé nhẹ cân. Để phòng ngừa, mẹ nên uống nhiều nước, chọn và mặc quần áo rộng rãi thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu.

Tiền sản giật


Đau bụng dưới liên tục, kèm theo huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề là những biểu hiện của tiền sản giật. Trường hợp này rất nguy hiểm, nguy cơ tử vong cao cho mẹ và bé, do đó khi gặp những dấu hiệu này thì cần đi cấp cứu ngay.

Sảy thai


Một ít trường hợp đau bụng dưới khi mang thai cũng là dấu hiệu của sảy thai. Chảy máu từ âm đạo là triệu chứng đầu tiên. Những cơn đau dưới bụng khi mang thai xuất hiện nhiều hơn giống như triệu chứng tiền kinh nguyệt. Ngoài ra cũng có những dấu hiệu khác kèm theo như xuất huyết và đau lưng.



Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Lý Giải Hiện Tượng Căng Tức Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu

Thứ Tư, 23 tháng 10, 2019

Làm Thế Nào Để Dễ Thụ Thai Nhất





Hầu hết các cặp vợ chồng sau khi kết hôn thường muốn sớm có con để vui cửa vui nhà. Tuy nhiên thụ thai mang bầu là việc không phải cứ muốn là được. Vậy làm thế nào để dễ dàng có thai?

Theo dõi ngày trứng rụng


Để theo dõi chính xác ngày rụng trứng không phải việc dễ dàng. Nhất là trong bối cảnh đô thị hóa, hầu hết phụ nữ có chu kì kinh không đều do căng thẳng trong công việc, cuộc sống. Để biết được ngày nào là dễ thụ thai nhất, bạn cần phải theo dõi chu kỳ kinh nguyệt trong vài tháng liên tục.

Tư thế để tinh trùng tiến đến gặp trứng


Bạn có biết rằng tư thế quan hệ cũng là một trong các yếu tố quan trọng tăng tỷ lệ thụ thai thành công. Tuy nhiên, sau khi quan hệ, phụ nữ có thể kê gối dưới mông, giúp nâng cao hông giúp cổ tử cung dễ dàng đón nhận tinh trùng của đối tác nam.

Với những cặp vợ chồng mong có con cần trang bị đủ kiến thức để việc thụ thai và mang bầu diễn ra thuận lợi nhất

Tập trung bổ sung dinh dưỡng


Khi các cặp đôi đang có ý định sinh con nên bồi bổ cơ thể thông qua chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng cách tăng cường một số thực phẩm như: cá hồi, hàu, đậu nành, thịt bò, chuối, trứng, bí ngô, rau lá đậm. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm: nội tạng động vật, tỏi, đu đủ, cà rốt, sữa ít béo.

Tránh xa những thói quen xấu


Lập kế hoạch mang thai trong khi bạn chìm đắm vào thuốc lá và uống lượng lớn caffeine, điều ngày có thể ảnh hưởng đến việc thụ thai. Vì thế nếu có í định có con, bạn hãy bỏ ngay những thói quen, sở thích xấu của mình.

Các yếu tố trên đây chỉ là những kiến thức mang tính hỗ trợ tăng khả năng thụ thai, không phải là những cách thụ thai dễ nhất. Trong nhiều trường hợp, có những cặp đôi tình dục đều đặn nhưng vẫn chưa có con do nhiều yếu tố tác động, các cặp đôi muốn có con cần đến cơ sở chuyên khoa để kiểm tra sức khỏe, từ đó loại trừ khả năng bệnh tật.



Và còn chần chờ gì nữa, hãy tham khảo bài viết Những Dấu Hiệu Có Thai Cực Chuẩn Mà Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón được sớm tin vui nhé!

Mẹ Nên Ăn Gì Để Tránh Cho Bé Sơ Sinh Bị Sôi Bụng?

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn, hệ tiêu hóa của bé phụ thuộc vào chất lượng sữa mẹ. Do đó các mẹ nên lưu ý có một chế độ ăn uống lành mạnh để bé không bị sôi bụng nhé!

Ăn gì để bé không bị sôi bụng?

  • Mẹ hãy bổ sung nhiều rau xanh ví dụ như rau mồng tơi, rau đay, rau khoai lang, rau chân vịt, rau dền, rau muống… Các loại rau này không chỉ cung cấp chất xơ mà còn có nhiều vitamin, hỗ trợ cho hệ tiêu hoá của trẻ, giúp bé tiêu hoá tốt, giảm thiểu tình trạng táo bón.
  • Hoa quả, trái cây tươi: cung cấp dồi dào các vitamin, khoáng chất, nước và chất xơ vì rất có lợi cho hệ tiêu hoá của trẻ. Đồng thời, thực phẩm này còn giúp nâng cao sức đề kháng cho bé, giảm các triệu chứng khó tiêu, sôi bụng, táo bón.
  • Mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giúp nhuận tràng như củ khoai lang, củ dền, rau lang… như vậy khi bé bú được sữa này rất tốt cho hệ tiêu hóa.
  • Ăn nhiều sữa chua trong khẩu phần ăn. Sữa chua là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp cung cấp hàm lượng lợi khuẩn lớn, rất có lợi cho đường ruột. Ăn sữa chua đều đặn còn giúp nâng cao hệ miễn dịch đường ruột, vì thế mẹ không cần lo lắng con bị đầy hơi, sôi bụng hay khó tiêu, thậm chí táo bón cũng nhanh hết.
  • Một số đồ uống có tính mát và hỗ trợ tiêu hoá hiệu quả như: bột sắn, uống nước ấm…
  • Các loại hạt có lợi cho tiêu hoá như hạt chia, hạt lanh… mẹ cũng nên ăn để nhuận tràng, kích thích tiêu hoá ở trẻ tốt hơn.

Một số lưu ý khi ăn

  • Đối với dầu ăn mẹ nên chọn ăn dầu thực vật thay vì mỡ lợn. Dầu thực vật có chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu hoá, không gây nóng trong, an toàn hơn với dạ dày và sức khoẻ.
  • Mẹ nên ưu tiên ăn các món ăn được chế biến ở dạng hấp, luộc hoặc hầm. Làm như vậy vừa dễ ăn, tránh tiêu thụ nhiều chất béo. Vì thế khi bé bú sữa vào sẽ vẫn đảm bảo dinh dưỡng mà tránh bị sôi bụng
  • Cần cân đối lượng thịt cá hấp thụ hàng ngày. Đặc biệt thức ăn cần phải được nấu chín kỹ trước khi ăn để đảm bảo an toàn cho bé.
  • Mẹ nên kiêng đồ ăn có nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán, nướng, quay…có quá nhiều mỡ sẽ làm tăng hàm lượng chất béo trong sữa khiến bé khó tiêu hoá.
  • Tránh ăn thực phẩm có tính cay, nóng như ớt, tỏi, tiêu, mù tạt, gừng… hoặc các loại trái cây như mít, sầu riêng.... sẽ khiến sữa bị nóng và làm ảnh hưởng tới tiêu hoá của bé.
  • Không nên ăn quá nhiều đồ ngọt, nhất là bánh kẹo nhiều đường. Dạ dày của bé không thể tiêu hoá được mọi loại đường nên dễ gây sôi bụng.
  • Hạn chế ăn mỡ lợn: đây là nguồn chất béo khó tiêu hoá với dạ dày của trẻ, hơn nữa còn làm tăng nguy cơ béo phì, cần hạn chế hấp thụ.
  • Không ăn thực phẩm tươi sống, hải sản chế biến chưa kỹ… bởi chúng thường ẩn chứa nhiều vi khuẩn và ký sinh trùng, dễ khiến bé bị rối loạn tiêu hoá, sôi bụng và tiêu chảy.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Cách Xử Lý Khi Bé Sơ Sinh Bị Sôi Bụng

Thứ Tư, 16 tháng 10, 2019

Ngày Rụng Trứng Có Phải Ngày Dễ Thụ Thai Nhất?

Cách tính ngày rụng trứng dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ được coi là phương pháp cơ bản và thông dụng nhất để thụ thai hoặc tránh thai.

Ngày rụng trứng dễ thụ thai nhất?


Theo lý thuyết, ngày dễ thụ thai nhất là ngày rụng trứng, tuy nhiên, do tinh trùng có thể tồn tại đến 5 ngày và trứng tồn tại tới 24 giờ nên thời gian dễ thụ thai có thể tới 6 ngày.

Khả năng thụ thai của người vợ sẽ bắt đầu tăng vào ngày thứ 10, sau đó đạt đỉnh vào ngày thứ 14, giảm dần trong 1-2 ngày sau đó.

Do đó, bạn cần nhớ cơ hội thụ thai tăng lên đáng kể nếu quan hệ tình dục vào trước ngày rụng trứng 1, 2 ngày và bao gồm cả trong ngày rụng trứng.

Ngoài ra, việc quan hệ vào ngày rụng trứng hay không cũng không giúp ích gì cho việc mang thai theo ý muốn (con trai hoặc con gái) như nhiều người vẫn đang ngộ nhận.
Ngày Rụng Trứng


Dấu hiệu tự nhiên báo rụng trứng


Để dễ dàng dự đoán chính xác ngày rụng trứng, các chị em có thể theo dõi thêm các dấu hiệu dưới đây:

- Nhiệt độ cơ thể tăng lên 0,5-1 độ C so với nhiệt độ thông thường

- Xuất hiện chất nhầy cổ tử cung, tiết dịch âm đạo mỏng, co giãn, có màu giống lòng trắng trứng sống

- Đau ngực, đầy hơi, đau nhói vùng bụng hoặc chuột rút chân

- Ham muốn tình dục tăng cao

- Có thể xuất hiện đốm máu nhẹ

Ngoài ra, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều, tính ngày sợ không chính xác thì có một biện pháp đó là dùng que thử rụng trứng có bán ở các nhà thuốc. Nguyên lý của que thử trứng rụng là kiểm tra lượng hormone lutein hóa (LH) trong nước tiểu của bạn có tăng hay không. Một lượng nhỏ LH luôn xuất hiện trong nước tiểu của phụ nữ nhưng nồng độ LH sẽ tăng từ 2 – 5 lần trước thời điểm rụng trứng tầm 1 – 2 ngày.


Đây là thời điểm dễ thụ thai nhất trong chu kỳ kinh nguyệt, vì vậy bạn cần theo dõi để thực hiện theo kế hoạch của mình nhé. Để tìm hiểu thêm một số vấn đề có liên quan, bạn có thể tham khảo thêm bài viết Tìm Hiểu Về Chu Kỳ Rụng Trứng nhé.

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2019

Khám Thai 12 Tuần Tuổi Bao Gồm Những Gì?


Trong quá trình mang thai, cơ thể của mẹ sẽ thay đổi theo từng tuần của thai nhi. Do đó, định kỳ mẹ sẽ đến gặp bác sĩ sản phụ 1 lần để làm những kiểm tra để theo dõi tình hình sức khỏe cũng như chẩn đoán sớm những bệnh nguy hiểm của thai nhi. Vậy khám thai 12 tuần tuổi sẽ gồm những gì? Mời mẹ theo dõi bài viết để có cái nhìn tổng quan hơn.

Tuần thứ 12 là cột mốc quan trọng để làm các chẩn đoán siêu âm đo độ mờ da ở vùng gáy để dự đoán nguy cơ mắc hội chứng down ở trẻ. Thai nhi sẽ có một lớp lỏng trên bề mặt da cổ phía sau, nếu trẻ mắc bệnh down, lớp chất lỏng này sẽ nhiều hơn. Lúc này bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp để can thiệp kịp thời đối với thai nhi giúp thai nhi phát triển bình thường.
Thai 12 Tuần Tuổi


Siêu âm 4D là một phương pháp được áp dụng phổ biến trong y học để theo dõi hình dạng của cơ thể con trong bụng mẹ. Kết quả sẽ cho ra những hình ảnh rõ nét về các bộ phận như mặt, mũi, miệng, mắt, tay chân,…để phát hiện sớm các dị tật của thai nhi như hở hàm ếch, tim bẩm sinh, sứt môi,…

Các xét nghiệm chẩn đoán các bệnh dễ lây nhiễm từ mẹ sang con như HIV, viêm gan B,…Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để chẩn đoán nguy cơ mắc bệnh lan truyền từ mẹ. Nếu mẹ bị mắc viêm gan B ở trong giai đoạn này, trẻ sơ sinh khi sinh ra sẽ được tiêm phòng huyết thanh kháng viêm gan b và vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ để hình thành một hệ miễn dịch khỏe mạnh chống lại các con virus nguy hiểm lây bệnh này.

Xét nghiệm đường huyết (hay xét nghiệm glucose) giúp kiểm tra lượng đường có trong máu của mẹ. Nếu mẹ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời kỳ mang thai thì sẽ được bác sĩ đưa ra một chế độ ăn uống hợp lý giảm lượng đường trong từng bữa ăn hằng ngày. Còn nếu mj mắc bệnh tiểu đường từ trước sẽ có tỷ lệ con gặp nhiều biến chứng cao khi chào đời.

Đọc thêm Chuyến Biến Của Thai 12 Tuần Tuổi Thế Nào Trong Bụng Mẹ?

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Để Phòng Tránh Một Số Bệnh Truyền Nhiễm

Tiêm phòng vắc xin là điều không bắt buộc nhưng để con khỏe mạnh từ lúc sinh ra cho đến khi lớn lên thì đây là một việc mà ông bố bà mẹ nào cũng quan tâm trên hết. Hiện nay các bệnh truyền nhiễm ở nước ta ngày một gia tăng và cách để phòng tránh tốt nhất đó chính là tiêm ngừa từ khi mẹ chuẩn bị có thai cho đến khi con sinh ra. Một số vắc xin phòng bệnh được khuyên nên tiêm cho mẹ và trẻ sơ sinh càng sớm càng tốt phải kể đến như:
Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu


Vắc xin phòng bệnh ung thư cổ tử cung HPV ở mẹ: 

tuổi thích hợp để tiêm ngừa do virus HPV gây ra ở nữ giới khoảng từ 9-26 tuổi và chưa quan hệ tình dục hoặc nếu có thì trong quá trình quan hệ sử dụng các biện pháp an toàn. Ung thư cổ tử cung mỗi năm cướp đi trăm ngàn mạng sống của người phụ nữ trên thế giới. Bệnh này tuy có nguy hiểm là thế nhưng có cách để phòng tránh thì tại sao ta không phòng trước thay vì chữa bệnh đúng không nào?

Vắc xin phòng bệnh lao cho cả mẹ lẫn con: 

vi khuẩn lao có khả năng lây nhiễm với tốc độ vô cùng nhanh trong môi trường không khí, nó cực kỳ đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ vừa mới chào đời. Chính vì thế, tiêm phòng lao cho con càng sớm càng tốt để phòng tránh căn bệnh này.

Vắc xin phòng bệnh viêm gan B:

 viêm gan B do virus viêm gan B lây truyền qua đường máu từ mẹ sang con. Do đó, trước khi mang thai ít nhất 3 tháng mẹ phải hoàn tất 3 mũi để ngăn chặn lây nhiễm. Tuy nhiên, nếu như mẹ mang virus viêm gan B thì con sinh ra phải được tiêm phòng huyết thanh kháng viêm gan B và vắc xin viêm gan B trong vòng 24 giờ sau sinh để tạo một lớp rào chắn bảo vệ cơ thể từ bên trong.

Vắc xin phòng bệnh ho gà, bại liệt, uốn ván, bạch hầu và các bệnh viêm phổi, viêm màng não do H.  


Influenzae tuýp B cho cả hai mẹ con: hệ miễn dịch của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn rất non nớt do đó tỷ lệ mắc bệnh rất cao. Vắc xin 5 trong hay 6 trong 1 không những giúp con bảo vệ toàn diện các bệnh trên mà còn giảm số lần tiêm, thời gian và tránh bị sót mũi tiêm.

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella cho cả mẹ lẫn con: 

đây là các bệnh dễ lây lan và dễ bùng phát thành dịch do đó mẹ và trẻ có nguy cơ cao lây nhiễm nếu tiếp xúc với những người xung quanh hay môi trường có dịch bệnh. Tiêm phòng sẽ giúp cơ thể tạo ra hệ miễn dịch đối kháng lại các bệnh đó suốt cuộc đời.

Đọc thêm Lịch Tiêm Phòng Cho Bà Bầu Thế Nào Là Hợp Lý?