Thứ Tư, 15 tháng 1, 2020

Những Thực Phẩm Tốt Cho Bà Bầu Bị Táo Bón

Để tránh bị táo bón, điều chỉnh việc ăn uống là điều cần thiết. Hãy cùng khám phá xem những thực phẩm nào là kẻ thù của táo bón trong bài viết dưới đây nhé!

Mận khô


Mận khô và nước ép mận là cách giảm táo bón vô cùng hiệu quả. Trong mận khô rất giàu chất xơ cũng như chứa sorbitol giúp nhuận tràng một cách tự nhiên.

Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học cho những người bị táo bón ăn mận khô và uống thuốc nhuận tràng. Kết quả là những người được ăn mận khô có tỷ lệ đi tiêu tự phát cao hơn so với những người uống thuốc. Vì thế, ăn mận khô hoặc uống nước ép mận chắc chắn sẽ giúp bà bầu giải quyết được chứng táo bón.

Đậu


Mỗi 180g đậu các loại có chứa 10g chất xơ, nhiều hơn so với hầu hết các loại thực phẩm giàu chất xơ khác. Đậu chứa nhiều chất xơ hòa tan và không hòa tan để giúp thực phẩm tiếp tục di chuyển xuống ruột. Nhiều loại đậu khác nhau, chẳng hạn như đậu đỏ, đậu xanh, đậu đen, đậu ngự… cần được thêm vào chế độ dinh dưỡng của bà bầu hạn chế táo bón.

Kiwi


Trong một trái kiwi cỡ vừa có chứa khoảng 2,5g chất xơ cùng rất nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng quan trọng, nhất là cho đường ruột. Theo nghiên cứu cho thấy rằng ăn 2 trái kiwi/ngày sẽ giúp đi tiêu thường xuyên hơn.
kiwi tri tao bon cho ba bau


Bánh mì lúa mạch đen


Bà bầu nên ăn thêm bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc để giảm bớt táo bón thai kỳ. Các loại ngũ cốc có chứa rất nhiều chất xơ không chỉ tốt cho ruột mà còn cho cả tim mạch. Arabinoxylan – thành phần chính của chất xơ trong lúa mạch đen – chính là thành phần giúp thực phẩm trong ruột dễ di chuyển.

Một thí nghiệm cho thấy ăn đủ lượng bánh mì để cơ thể có được 30g chất xơ mỗi ngày. Qua đó, các chuyên gia đã tìm ra rằng bánh mì lúa mạch đen nguyên hạt có tác dụng giúp giảm táo bón tốt hơn so với bánh mì làm từ lúa mì và thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều bánh mì lúa mạch.

Quả lê


Hầu hết thành phần trong quả lê chính là chất xơ. Hãy ăn luôn vỏ để hấp thụ được nhiều chất xơ nhất có thể. Khi bạn ăn một quả lê trung bình không bỏ vỏ, bạn đã được cung cấp 5–6g chất xơ cần thiết để điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, tránh táo bón thai kỳ.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Bà Bầu Bị Táo Bón, Tiêu Chảy Phải Làm Sao?

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2020

Căng Tức Bụng Trong Tháng Đầu Mang Thai Là Biểu Hiện Bệnh Lý Nguy Hiểm

Căng tức bụng trong quá trình mang thai có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về đau tức bụng khi mang thai tháng đầu, hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây nhé!

Nhiễm trùng đường tiết niệu


Trong giai đoạn mang thai, kích cỡ của tử cung sẽ phát triển to hơn so với bình thường, chèn lên bàng quang khiến nước tiểu khó thoát ra ngoài hơn. Đây là lý do phụ nữ mang thai dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Biểu hiện của nhiễm trùng dường tiết niệu bao gồm đau vùng bàng quang, đau khi đi tiểu hay buồn đi tiểu thường xuyên.

Nhiễm trùng được tiết niệu nếu không được điều trị sớm có thể dẫn tới nhiễm trùng thận, dễ gây sinh non và em bé nhẹ cân. Để phòng ngừa, mẹ nên uống nhiều nước, chọn và mặc quần áo có chất liệu thoáng mát, vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục và đi tiểu ngay khi cảm thấy buồn tiểu.
Căng Tức Bụng Trong Tháng Đầu

Tiền sản giật

Mẹ bầu cảm thấy đau bụng dưới liên tục, kèm theo huyết áp tăng, chân tay và cơ thể bị phù nề là những biểu hiện của tiền sản giật khi mang thai. Trường hợp này rất nguy hiểm, có thể khiến cả thai phụ và thai nhi tử vong, do đó khi gặp những dấu hiệu này thì cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức.

Sảy thai

Trong một ít trường hợp đau bụng dưới khi mang thai cũng là dấu hiệu của sảy thai mà mẹ bầu nên lưu ý. Hiện tượng ra máu âm đạo là triệu chứng đầu tiên cho thấy mẹ có nguy cơ sảy thai. Những cơn đau dưới bụng khi mang thai có thể tăng lên làm bạn có cảm giác đau như trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Ngoài ra cũng có những dấu hiệu khác kèm theo như xuất huyết và đau lưng.

Bài viết những thông tin về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm. Nếu mẹ cảm thấy có những dấu hiệu bất thường nào hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.

Và đừng quên tham khảo bài viết Căng Tức Bụng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu nhé!

Thứ Sáu, 3 tháng 1, 2020

Cách Tính Ngày Rụng Trứng: Vì Sao Rụng Trứng Không Xuất Hiện?

Không ít người gặp phải hiện tượng trứng không rụng dù vẫn có kinh nguyệt. Điều này gây khó khăn cho những chị em nào muốn mang thai. Vậy trường hợp này là như thế nào và nguyên nhân do đâu?

Vòng kinh không phóng noãn

Vào độ tuổi dậy thì, buồng trứng phát triển hoàn thiện và bắt đầu quá trình rụng trứng, cụ thể là mỗi chu kỳ kinh nguyệt sẽ có 1 trứng rụng. Trứng này đợi được thụ tinh để trở thành hợp tử, từ đó thành bào thai. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, trứng thoái hóa cùng niêm mạc tử cung đào thải ra ngoài. Lúc đó kinh nguyệt xuất hiện.

Một chu kỳ không có nang noãn chín sẽ không diễn ra hiện tượng phóng noãn như các chu kỳ kinh nguyệt khác. Thỉnh thoảng chị em nào cũng có vòng kinh không phóng noãn nhưng tình trạng vòng kinh không phóng noãn thường gặp hơn ở các em gái vị thành niên, ở phụ nữ sắp mãn kinh hoặc những người mới có kinh trở lại sau sẩy thai hoặc sinh con xong.

Vào tuổi dậy thì, do hoocmon hoạt động chưa ổn định, làm nang noãn không chín, không đầy đủ LH phóng noãn. Còn vào tuổi tiền mãn kinh, buồng trứng không còn đủ nhạy cảm để phản hồi hoocmon của tuyến yên nên nang noãn không chín và không phóng noãn. Sau sẩy thai, những vòng kinh đầu tiên có thể không phóng noãn.
  Cách Tính Ngày Rụng Trứng

Nhận biết chu kỳ không phóng noãn

Chu kỳ thường ngắn ngày, từ 23-25 ngày. Do không có phóng noãn nên cũng không có sự tạo thành và hoạt động của hoàng thể nên về mặt nội tiết, chu kỳ kinh bị rút ngắn..

Đặc điểm của vòng kinh không phóng noãn là không gây đau bụng khi hành kinh. Nếu bình thường bạn vẫn thấy đau bụng khi có kinh nhưng lần này thấy không đau đớn gì hoặc chỉ đau rất nhẹ thì chu kỳ kinh trước đó có thể không phóng noãn.

Vì sự rụng trứng không diễn ra do đó khả năng thụ thai gần như bằng không. Vì vậy, có thể xem vòng kinh không phóng noãn là một trong những nguyên nhân gây vô sinh, hiếm muộn.

Nguyên nhân

Những bất thường trong điều hòa hormon của hệ dưới đồi-tuyến yên-buồng trứng. Cụ thể hơn có thể do vùng dưới đồi-tuyến yên tiết không đủ hormon kích thích đối với buồng trứng (thường gặp ở lứa tuổi vị thành niên). Có khi do buồng trứng giảm nhạy cảm đối với hormon kích thích của vùng dưới đồi-tuyến yên (thường gặp ở lứa tuổi tiền mãn kinh). Hoặc có thể do bệnh tật hoặc tổn thương thực thể như: bệnh hoặc tổn thương tại vùng dưới đồi-tuyến yên làm suy chức năng bài tiết hormon; hoặc bất thường ở buồng trứng (bệnh buồng trứng đa nang). Các loại thuốc tránh thai phổ biến hiện nay dù là loại viên hay uống, loại thuốc tiêm hay cấy dưới da đều có tác dụng ức chế hiện tượng rụng trứng.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Những Cách Tính Ngày Rụng Trứng Khi Chu Kỳ Không Đều

Thứ Năm, 26 tháng 12, 2019

Quy Tắc Ăn Uống Cho Bà Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ

Khi được chẩn đoán mắc tiểu đường thai kỳ, bà bầu nên thay đổi chế độ ăn uống sao cho cả mẹ và con ít chịu ảnh hưởng bởi các triệu chứng tiểu đường nhất, đặc biệt là vấn đề cân nặng.

Chế độ ăn uống cho bà bầu

Nội tiết tố bị thay đổi đột ngột khi mang thai, làm cho tác dụng của insulin bị giảm xuống nghiêm trọng. Có khoảng 7% phụ nữ sẽ mắc tiểu đường kỳ. Tình trạng này thường xuất hiện trong nửa cuối của thai kỳ (thường từ tuần thứ 24-28) và tự khỏi sau khi sinh con.

Bà bầu cần ăn kiêng nhưng phải đủ chất là phương pháp điều trị tốt nhất cho phụ nữ mắc tiểu đường thai kỳ. Chọn lựa thực phẩm phù hợp sẽ giúp bà bầu kiểm soát tốt lượng đường huyết mà không ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Kết hợp với các phương pháp tập luyện nhẹ nhàng như đi bộ, thể dục nhịp điệu… thì không cần phải dùng thuốc hạ đường huyết.

Hạn chế sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường, kiểm tra chỉ số đường huyết thường xuyên là những việc các bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên nhớ.
Bà Bầu Tiểu Đường Thai Kỳ


Quy tắc dinh dưỡng

Để kiểm soát được lượng đường huyết trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên nhớ:
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, tốt nhất là 3 bữa chính và 3 bữa phụ giúp đường máu được ổn định nhưng vẫn đủ cho hoạt động cơ thể.
  • Chậm hấp thu đường bằng cách “ghép thức ăn”: Ăn nhiều protein với tinh bột sẽ làm đường chậm hòa vào trong máu, hoặc ăn tinh bột cùng bơ hoặc phomai thì khả năng tăng đường huyết sẽ chậm hơn so với sử dụng 1 mình tinh bột.
  • Ăn nhiều chất đạm: 50% protein sẽ chuyển thành glucose trong 2-4 giờ nên đây là nhóm thực phẩm an toàn với người bị tiểu đường thai kỳ. Nguồn protein tốt có trong thịt gia cầm, cá, trứng, đậu phụ, sữa chua, pho mát, đậu lăng, đậu nành, sữa…
  • Sử dụng chất béo tốt sẽ làm giảm các vấn đề về tim mạch, cải thiện mức cholesterol máu. Bên cạnh đó, chất béo cũng đóng góp vai trò quan trọng trong việc phát triển các cơ quan não, mắt, hệ thần kinh của bé. Chất béo thực vật như: dầu oliu, dầu các loại hạt, dầu đậu nành, quả bơ, hay chất béo có trong cá biển…
  • Hạn chế các loại đồ ăn ngọt, đồ tráng miệng như bánh, kẹo nhiều đường.
  • Ăn một lượng vừa phải trái cây, không ăn nhiều loại quả vị ngọt như nhãn, dưa hấu, xoài…
  • Uống thật nhiều nước: Nước rất quan trọng trong thời kỳ mang thai, thậm chí nó còn mang lại nhiều lợi ích khi bị tiểu đường thai kỳ. Nước không trực tiếp làm giảm đường huyết, nhưng sẽ thúc đẩy đào thải glucose ra khỏi máu.
  • Đi bộ: Nên đi bộ khoảng 30 phút sau ăn để làm giảm đường huyết. Bạn không cần đi bộ nhanh, chỉ cần một cuộc dạo chơi thong thả sẽ giúp insulin được tiêu thụ nhiều hơn.
Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Nhận Biết Dấu Hiệu Của Tiểu Đường Thai Kỳ

Thứ Năm, 19 tháng 12, 2019

Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé: Vì Sao Bú Sữa Mẹ Vẫn Chậm Tăng Cân? (P.2)



Ngoài việc điều chỉnh cách bú và cữ bú cho con, chất lượng sữa mẹ vô cùng quan trọng trong việc giúp bé phát triển chiều cao, cân nặng trong những tháng đầu đời. Dưới đây là một số gợi ý nâng cao chất lượng sữa mẹ.

Làm thế nào để tăng chất lượng sữa mẹ?


Trong bữa ăn hàng ngày nên đảm bảo năng lượng khoảng 500 Kcal sẽ giúp mẹ có được 750 ml sữa mẹ cho bé. Chất đạm thì mẹ cần khoảng trên 28g mỗi ngày, chất béo tốt cho sự phát triển trí não và thị lực của trẻ nhưng được các chuyên gia khuyến cáo là chỉ nên hấp thụ các axit béo không no chuỗi dài nối đuôi như DHA, ARA mà thôi. Với vitamin và khoáng chất rất cần thiết nên mẹ có thể bổ sung bằng trái cây và các loại rau củ.
  Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé


Để có đủ sữa cho bé, mẹ cần đa dạng hóa thực phẩm, ví dụ mỗi bữa có 2 món ăn chính như thịt, đậu, hoặc cá và trứng…, dầu mỡ và rau xanh, hoa quả tươi… Muốn sữa mẹ đủ chất dinh dưỡng, số lượng thực phẩm cần tăng hơn bình thường ví dụ mỗi ngày có thể tăng từ 1-2 bát cơm kèm theo thay đổi món ăn, ngày uống 2,5 lít nước (gồm sữa, nước quả hoặc ăn hoa quả tươi, nước canh, nước lọc).

Mẹ không chỉ chú trọng đạm mà cần kết hợp cả rau xanh, trái cây trong thực đơn ăn uống hàng ngày. Chất đạm cũng nên đầy đủ cả đạm thực vật lẫn đạm động vật. Giữ tâm lý thoải mái, hạn chế căng thẳng hay áp lực sẽ không ảnh hưởng nhiều đến lượng sữa mẹ.

Nếu bé vẫn không cải thiện về cân nặng, hãy dùng thêm sữa công thức nhưng chỉ bổ sung, sữa mẹ vẫn là chủ yếu.

Ngoài ra, hằng ngày các mẹ cần cho bé tắm nắng 15-20 phút buổi sáng trước 8h, cho bé uống thêm vitamin D3, canxi, kẽm, vitamin tổng hợp nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Khi bé đủ 6 tháng mẹ mới bắt đầu cho bé ăn dặm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị tất cả các bà mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu tiên và tiếp tục cho trẻ bú mẹ đến 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn nữa. Bởi sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho bé do đó đừng quá lo lắng khi thấy bé chậm tăng cân, vì dùng sữa công thức sẽ không tốt cho hệ tiêu hóa của bé, thậm chí ảnh hưởng đến sự phát triển về chiều cao hay cân nặng. Nếu bạn đủ sữa cho bé bú, hãy tập cho bé bú đúng cách cũng như nạp đầy đủ dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày của mẹ nhé!

Đọc phần trước của bài viết tại Tiêu Chuẩn Cân Nặng Của Bé: Vì Sao Bú Sữa Mẹ Vẫn Chậm Tăng Cân? (P.1)

Thứ Năm, 12 tháng 12, 2019

Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu: Dinh Dưỡng Cho Mẹ Ăn Chay

  Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu


Với những ai thực hiện chế độ ăn chay trường từ lâu, trong quá trình mang thai, làm sao có thể tuân thủ nguyên tắc vừa đảm bảo dinh dưỡng cho mẹ và bé? Cùng giải đáp qua bài viết dưới đây nhé!

Nhóm dinh dưỡng cần thiết


Dù ăn chay hay mặn, mẹ bầu cũng cần phải bổ sung lượng dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển của bé trong suốt 9 tháng thai kỳ.

Sắt, protein và canxi là nhữg dưỡng chất cơ bản không thể thiếu. Mẹ bầu nên ăn kết hợp cơm, bánh mì với 5 phần rau quả mỗi ngày. Luôn có thêm khẩu phần rau xanh, trái cây trong thực đơn mỗi ngày.

Đừng quên các loại sữa để bổ sung lượng canxi cần thiết. Các loại đậu, thực phẩm giàu protein. Đậu phụ và các loại hạt, đặc biệt là quả óc chó chứa chất béo lành mạnh omega-3, bà bầu nên tăng cường bổ sung thực phẩm này.

Tránh ăn phô mai, nước trái cây chưa tiệt trùng, để ngăn ngừa vi khuẩn E.coli gây hại cho mẹ và bé nhé!

Ăn thực phẩm chất lượng


Các thực phẩm từ thực vật vốn đã quá quen thuộc với những ai ăn chay trường, và đó cũng là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho bà bầu. Thay vào đó, bạn phải nằm lòng rằng mình đang thiếu một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của bé. Sữa hay các chế phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm chứa lượng protein rất cao. Do đó, mẹ bầu cố gắng uống 2-4 ly sữa mỗi ngày.

Có thể bạn cần uống bổ sung thêm vitamin, khoáng chất để đảm bảo sự khỏe mạnh cho cả mẹ và bé. Quan trọng nhất là sắt, B12 và canxi. Trước khi sử dụng các viên uống vitamin cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Tùy theo phương pháp ăn chay của từng người, có thể bạn được phép ăn trứng hoặc cá. Đây là nguồn bổ sung protein và omega-3 dồi dào.

Biết rõ chế độ ăn chay của mình để chọn những món ăn phù hợp nhất. Rõ ràng, protein đến từ thực vật sẽ rất có lợi cho thận, bởi không tốn quá nhiều thời gian để lọc. Hơn nữa, chứng táo bón khi mang thai được giảm thiểu. Một chế độ ăn chay cũng làm giảm nguy cơ mắc cao huyết áp, tiểu đường thai kỳ và thừa cân. Bệnh răng miệng ở người ăn chay cũng ít gặp hơn.

Tuy nhiên ăn chay cũng khiến cho bà bầu ít sự lựa chọn hơn với bà bầu ăn mặn. Chính vì thế bạn phải lên kế hoạch ăn uống kỹ càng hơn, từ cách chọn thực phẩm đến quy trình chế biến, thêm thực phẩm bổ sung… Để chuẩn bị tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng về thực đơn cho bà bầu ăn chay.



Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Đầu: Nhóm Dinh Dưỡng Cần Thiết

Thứ Tư, 4 tháng 12, 2019

Những Triệu Chứng Có Thai Nào Thường Dễ Gặp Phải Nhất?



Mang thai là một điều hết sức thiêng liêng và cao cả mà mẹ nào cũng mong muốn. Làm thế nào để nhận biết được mình đang trải qua những ngày tháng tuyệt vời nhất của việc làm mẹ? Cùng theo dõi những dấu hiệu có thai dễ nhận biết nhất trong bài viết dưới đây.
Triệu Chứng Có Thai


Hơn nửa tháng nhưng kinh nguyệt vẫn chưa xuất hiện!


Đây là dấu hiệu nhận biết có thai dễ nhất mà các mẹ nên chú ý. Sau khi trứng được thụ tinh thành công, kinh nguyệt sẽ không xuất hiện nữa trong khoảng thời gian mang thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, vẫn có mẹ bị ra máu trong thai kỳ (gọi là máu báo) vì báo hiệu trứng đã làm tổ do phôi thai (trứng đã thụ tinh) dính vào niêm mạc của tử cung và bắt đầu phát triển.

Dễ buồn nôn, nhạy cảm với mùi xung quanh


Phụ nữ có thai thường bị buồn nôn trong những tuần đầu của thai kỳ do sự thay đổi của vị giác. Không chỉ có cảm giác buồn nôn khi cơ thể chưa ăn gì mà việc ốm nghén và chán ăn còn xuất hiện khi thấy thức ăn nhiều dầu mỡ, chiên, xào,...

Nhũ hoa (đầu ngực) sẫm màu và nhạy cảm


Khi mang thai, hormone bị thay đổi, máu phải cung cấp cho ngực để hình thành tuyến sữa nên kích thước bầu ngực của mẹ bầu tăng lên đáng kể. Khi ngựa phát triển làm cho ngực bị ngứa và xuất hiện cơn tức ngực râm ran. Lúc này, nhũ hoa của các mẹ sẽ to hơn, nhạy cảm và màu cũng sẫm đi đáng kể.

Đi tiểu nhiều lần hơn trong ngày, nhất là vào ban đêm


Dấu hiệu mang thai sớm với mẹ bầu do lúc này tử cung rộng ra và chèn ép bàng quang kết hợp với lượng máu trong cơ thể tăng lên đáng kể làm cho thận thực hiện việc bài tiết nhiều hơn. Ngoài ra, nồng độ HCG trong thai kỳ tăng lên làm cho mẹ bầu dễ buồn tiểu, nhất là vào nửa đêm.

Nhiệt độ cơ thể tăng lên


Thân nhiệt cơ thể cao hơn so với bình thường nên mẹ bầu rất dễ nhạy cảm bởi vì hormone progesterone (hormone giúp duy trì thai nhi) tăng lên làm cho cơ thể có thân nhiệt khoảng 37,5 độ.

Như vậy, những dấu dấu hiệu trình bày ở trên là cách dễ nhận biết nhất bạn đang có bầu hay không. Bạn hãy nhớ luôn theo dõi tình trạng sức khỏe của mình thường xuyên để có một sức khỏe thật tốt ngay cả khi có hay không có mang bầu nhé!

Đọc thêm Triệu Chứng Có Thai Các Mẹ Cần Quan Tâm