Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

Trầm Cảm Sau Sinh Và Cách Điều Trị

Trầm cảm được xem là một trong những căn bệnh tiêu biểu của xã hội thời công nghiệp hóa. Trầm cảm có thể xảy ra đối với bất cứ ai, đặc biệt là với phụ nữ sau sinh – đối tượng dễ rơi vào những trạng thái tâm lý bất ổn nhất.

Cách nhận biết bệnh trầm cảm

Biểu hiện trầm cảm khác nhau ở từng người nhưng có một số triệu chứng phổ biến nhất là: hoảng loạn hoặc sợ hãi; thường xuyên lo lắng về sức khỏe, sự an toàn của chính mình và những người thân; cảm thấy mình chưa là một người mẹ tốt; liên tục thấy cuộc sống bất hạnh, hay khóc lóc một cách vô cớ; lúc nào cũng muốn ngủ hoặc thấy khó ngủ; cảm thấy cuộc sống vô vị kể từ khi sinh con, không thấy niềm vui thích đối với con mình.

Những hướng điều trị

Nếu bạn rơi vào một trong các triệu chứng nêu trên thì hãy đến bác sĩ để tìm ra hướng điều trị thích hợp nhất. Đa phần những loại thuốc được kê là thuốc an thần có tác dụng giúp người bệnh ngủ ngon và ổn định tâm lý hơn. Bên cạnh đó phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, thường xuyên bổ sung vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp.
Noài ra việc điều trị trầm cảm còn phụ thuộc rất nhiều vào gia đình và người thân. Những lời động viên, lắng nghe, quan tâm chia sẻ công việc chăm con sẽ giúp người mẹ cảm thấy thoải mái hơn. Bên cạnh đó, các bà mẹ có thể nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia trị liệu hội chứng trầm cảm sau sinh.
Đừng quên niềm tin và sự lạc quan chính là kẻ thù của trầm cảm. Người mẹ lúc này cần có sự tin tưởng rằng mình sẽ vượt qua giai đoạn này bằng cách suy nghĩ tích cực, đọc những sách về tâm lý, nghe nhạc nhẹ, vui tươi để thư giãn và dành thời gian nghỉ ngơi cho chính mình nhiều hơn. Tránh thức khuya và có thể nhờ người khác cho con uống sữa hộ. Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh trở nặng hơn. Hãy ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói và uống viên đa sinh tố mỗi ngày.
Trầm cảm không phải là một chứng bệnh quá xa lạ, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều mẹ Việt thờ ơ và chủ quan. Hơn nữa, những người thân trong gia đình nếu có phụ nữ mang thai càng phải tìm hiểu thêm về hội chứng này để sẵn sàng giúp đỡ và san sẻ sự mệt mỏi, áp lực khi nuôi con của người mẹ. Nếu bạn đang quan tâm đến căn bệnh này, hãy cùng tìm hiểu thêm về chủ đề này qua bài Trầm Cảm Sau Sinh Và Những Điều Cần Biết.

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2017

Cách Trị Hăm Tã Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Đông (P2)

Phần lớn nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do nước tiểu đọng lại quá lâu mà chưa được thay. Hoặc do sau khi cho bé tắm xong, người bé còn chưa khô các bà mẹ đã vội quấn tã vào. Nhiều mẹ có thói quen sau khi tắm cho bé xong thường thoa một lượt phấn rôm lên người bé, nhưng thực chất phấn rôm dễ làm bít tắc lỗ chân lông và khiến hăm da xuất hiện.

Thay tã thường xuyên

Các mẹ nên thay tã thường xuyên và đúng giờ, không nên kéo dài thời gian mặc tã dù tã bé chưa đầy. Rất nhiều mẹ có con nhỏ chủ quan vì nghĩ tã bé chưa đầy không cần thay nên cứ để đến khi bé khóc ré lên.
Trong giai đoạn sơ sinh, làn da của bé mỏng manh hơn rất nhiều cho với người lớn. Cấu trúc các sợi collagen nhỏ hơn trong khi các sợi protein đàn hồi thì phát triển chưa đầy đủ khiến lá chắn trên bề mặt da rất mỏng manh. Hơn nữa, sự chậm trễ trong việc sản sinh chất bã nhờn cũng như nồng độ pH axit thấp cũng khiến da khó có thể tự chống chọi với những tổn thương.
Các bà mẹ nên thường xuyên thay tã, tránh để làn da nhạy cảm của bé tiếp xúc lâu hơn với các enzyme trong chất thải lưu trú trong tã của chính bé, gây kích ứng cho bề mặt da, từ đó dễ dàng dẫn đến chứng hăm tã.

Chỉ nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh

Trên thị trường hiện nay có rất đa dạng các loại tã cho trẻ sơ sinh như: tã vải, tã giấy,... Tuy nhiên, cách chống hăm cho bé sơ sinh tốt nhất là chỉ sử dụng tã vải. Vì tã vải thường mền mại, không có hóa chất, thông thoáng rất an toàn cho dàn da còn non của bé. Các bà mẹ hãy lựa chọn loại tã có chất liệu 100% cotton tự nhiên. Tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô, tạo cho bé cảm giác thoải mái, an toàn.
Các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo rằng nên dùng tã vải cho trẻ sơ sinh vì ngoài độ an toàn, tã vải cũng giúp mẹ tiết kiệm tiền. Để biết cách trị hăm cho trẻ, mời các mẹ xem lại Cách trị hăm tã cho trẻ sơ sinh vào mùa đông (P1) nhé!

Thứ Sáu, 8 tháng 12, 2017

Đặt Vòng Tránh Thai Sau Khi Sinh

Với sự phát triển của nền y học hiện đại, các biện pháp phòng tránh thai ra đời ngày càng trở nên đa dạng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu lựa chọn của mọi người. Một trong các biện pháp phòng tránh thai phổ biến hiện nay và được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng đó chính là phương pháp đặt vòng tránh thai.

Vòng tránh thai là gì?

Vòng tránh thai là một dụng cụ bằng nhựa hoặc bằng đồng hình chữ T có gắn thêm một vòng nhỏ ở dưới cùng để đặt vào trong lòng tử cung của bạn. Vòng tránh thai có tác dụng ngăn chặn không cho tinh trùng gặp trứng và cũng ngăn trứng làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai bằng cách thay đổi môi trường của nội mạc tử cung. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của bạn.

Đặt vòng sẽ được thực hiện như thế nào?

Các bác sĩ khám phụ khoa trước khi đặt vòng để đảm bảo rằng bạn không bị viêm nhiễm phụ khoa vì thủ thuật đặt vòng sẽ tạo điều kiện cho vi trùng xâm nhập sâu bên trong nếu bạn đang viêm nhiễm, gây nhiễm trùng nặng hơn vùng chậu, gây viêm dính vòi trứng, dẫn đến vô sinh sau này.
Vòng được gấp lại và cho vào một cái ống cũng bằng chất dẻo rất nhỏ, chỉ bằng đường kính que diêm, đưa vào cổ tử cung. Ống có piston và sau đó bác sĩ ấn vào nó, đẩy vòng vào tận hóc tử cung. Vòng mở ra. Bác sĩ rút ống ra và cắt sợi dây để chừa khoảng 5cm bên ngoài cổ tử cung. Cả quá trình thực hiện này mất tầm 10  – 15 phút.

Thời gian đặt vòng tránh thai

Thời gian đặt vòng tránh thai thuận lợi nhất là vào ngày đầu tiên, ngay sau khi sạch kinh vì khi đó cổ tử cung còn hé mở, việc đặt vòng sẽ dễ dàng hơn. Phụ nữ sau khi sinh thường, nên đặt vòng tránh thai sau 6 tuần lễ. Còn đối với phụ nữ sinh mổ, thời gian đặt vòng tránh thai thường muộn hơn (khoảng sau 3 tháng).

Chị em nếu sau nạo hút thai hoặc sảy thai, muốn đặt vòng tránh nên chờ tới kỳ kinh nguyệt đầu tiên. Hy vọng với những kiến thức bổ ích trên sẽ giúp được các mẹ. Để có thể tham khảo thêm các vấn đề sau khi sinh mời bạn đọc bài viết Sau khi sinh - áp lực của người phụ nữ việt.

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Ăn Dặm Kiểu Nhật: Những Thắc Mắc Thường Gặp (P.2)


Tiếp theo bài trước, dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản khi bắt đầu cho bé ăn dặm.

Làm thế nào để bé làm quen với ăn dặm?     

Không phải những bài học về ăn dặm bạn đọc được trên mạng đều có thể áp dụng thành công cho bé nhà mình. Trước tiên, cần phải tìm hiểu về thói quen sinh hoạt của con và những phản ứng của bé khi lần đầu tiếp xúc với thức ăn khác ngoài sữa.
Việc quan trọng hơn là hãy để bé tự chủ động trong việc ăn dặm. Đừng ép bé ăn nhiều hay cho bé ăn quá nhiều loại thức ăn khác nhau, nếu bé không thích và không hợp tác với việc ăn dặm, hãy ngưng lại vài ba hôm.

Có không ít trường hợp bé đã 10 tháng tuổi nhưng vẫn không thích ăn dặm. Việc bạn có thể làm là thay đổi thực đơn hoặc chờ đợi. Thực sự những lời khuyên cho bé ăn dặm từ 4-6 tháng chỉ là mong muốn của người lớn, không có nghĩa là bé ở thời điểm đó đã sẵn sàng ăn dặm.
Mẹ nên cho bé làm quen với thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không cho bé ăn thử khi bé mọc răng, hay đang bị cảm, mệt mỏi. Hãy bắt đầu ăn dặm khi bé cảm thấy thoải mái và mẹ cũng đã tự trang bị thật kỹ kiến thức về ăn dặm.
Trường hợp sức khỏe bé không được đảm bảo (các trường hợp như sau tiêm chủng, người lớn trong nhà đang bị bệnh dễ lây) hay gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà... ) tốt nhất là nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường thì mẹ hãy bắt đầu “chương trình” ăn dặm cho bé.
Trên đây là những kiến thức cơ bản về ăn dặm kiểu Nhật cho bé. Để biết phần trước của bài là gì, hãy tìm đọc Ăn Dặm Kiểu Nhật:Những Thắc Mắc Thường Gặp (P.1) để không còn những băn khoăn trăn trở về vấn đề này. Chúc các mẹ thành công và bé mau ăn chóng lớn!



Thứ Năm, 23 tháng 11, 2017

Ý Tưởng “Cực” Hay Để Đặt Tên Con Trai, Gái Có Ý Nghĩa Cho Bé Sinh Đôi Nhà Bạn

Đặt tên cho con là điều vô cùng quan trọng và khó khăn đối với các bậc cha mẹ mỗi khi đưa ra quyết định, khó khăn này sẽ nhân đôi nếu gia đình nào chuẩn bị đón chào cặp song sinh. Để giảm bớt những khó khăn lo lắng khi đặt tên cho con sinh đôi, trong bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn bí quyết để lựa chọn những cái tên hay nhất cho các bé song sinh này, vừa ý nghĩa dễ nghe vừa ấn tượng thú vị.

Đặt “hai” nhưng mà “một”

Nhằm tạo ra một mối gắn kết giữa hai trẻ, bạn hãy dùng những cái tên có chung đề tài. Hãy nghĩ ra một đề tài nào đó và dùng những cái tên có chung đề tài này để đặt cho cả hai bé. Với cách đặt như vậy, ngầm ý giữa sự liên kết hai trẻ song sinh sẽ ý nghĩa hơn.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn hai bé gái sinh đôi có chung một sự liên hệ với nhau về loài hoa nổi bật của một mùa nào đó trong năm, bạn có thể đặt cho một bé tên Đào và bé còn là Mai. Nếu bạn song sinh con trai, bạn có thể liên hệ đến núi rừng và đặt cho hai bé với hai cái tên Sơn và Lâm. Trường hợp bạn sinh đôi khác trứng, một trai một gái bạn vẫn có thể tìm được một sự liên kết tương tự, chẳng hạn như Thiên và Nguyên đều cùng hướng đến đất trời.

Gọi “hai” nhưng mà “một”

Một số bố mẹ lại chọn cách vận vần để đặt tên cho cặp sinh đôi của mình. Ví dụ như là Diễm Lan và Thúy Lan với cặp bé gái hoặc Cao Hùng và Đại Hùng với cặp bé trai. Khi nghe đến hai tên, chắc chắn bạn sẽ đoán ra ngay ý đồ của bố mẹ trong cách đặt tên. Tuy nhiên, bởi cách đặt tên quá giống nhau về vần khiến đôi lúc ta dễ nhầm lẫn trong cách xưng hô hằng ngày.
Còn một lưu ý đáng lo ngại hơn là những cái tên quá giống nhau từ cách xưng hô như thế này sẽ khiến đôi trẻ khó phát triển độc lập.

Gọi con nghĩ “bố/mẹ”

Nếu bạn đã thực sự đau đầu vì những cái tên của các cặp song sinh, tại sao bạn không nghĩ mình chính là đề tài thú vị nhất cho những cái tên của các bé? Nếu bạn đã thực sự đau đầu vì những cái tên của các cặp song sinh, tại sao bạn không nghĩ mình chính là đề tài thú vị nhất cho những cái tên của các bé? Đơn giản, hãy lấy tên bố mẹ làm tên lót cho con và từ đó bạn có thể triển khai những cái tên hoàn thiện cho bé.

Hy vọng những gợi ý này sẽ giúp bạn phần nào đỡ đau đầu hơn khi quay cuồng chọn cách đặt tên cho bé. Bạn hãy tham khảo thêm bài viết Đặt tên con trai, gái sao thật có ý nghĩa để tha hồ sáng tạo các tên ý nghĩa cho “đôi thiên thần” của mình nhé!

Thứ Bảy, 18 tháng 11, 2017

Những Cái Tên Hay Và Dễ Thương Cho Bé Gái Dùng Ở Nhà

Bên cạnh tên chính thức trên giấy khai sinh, hiện nay mỗi bé đều có cho riêng mình một cái biệt danh ở nhà do bố mẹ đặt. Không biết nên gọi con yêu như thế nào nghe đáng yêu nhất? Đọc ngay bài viết dưới đây nhé!
Tên ở nhà dễ thương cho con gái
Không cần phải tốn nhiều thời gian như khi đặt tên khai sinh cho con, tên gọi ở nhà cho bé có thể đến từ bất cứ điều gì mà bố mẹ bất chợt nghĩ ra. Gọi con bằng một nick name đáng yêu là cách mà bố mẹ bày tỏ tình cảm của mình với con cái, cũng như là cách gắn kết tình cảm giữa những thành viên trong nhà.

Dưới đây là một số cái tên đáng yêu dành cho cô công chúa của bạn

  • Đặt tên theo trái cây các loại: Mít, Ổi, Sơ ri, Đào, Mận, Su hào, Khoai, Na, Bắp cải, Cà chua...
  • Đặt tên theo động vật có hình dáng dễ thương: Thỏ, Nhím, Sóc, Vẹt, Cún, Mèo...
  • Đặt tên theo tiếng Anh: Barbara, Catherine, Christiana, Daisy, Diana, Elizabeth, Gloria, Hellen, Jane, Alie, Kate, Sarah, Jenny, Amy, Ramie, Bella, Linda, Sophie, Emma, Amber, Alice….
  • Đặt tên theo cách “ông bà xưa” để dễ nuôi: Mén, Tí, Ty, Bông, Tít, Bống, Tủn...
  • Đặt tên theo nhân vật truyện tranh: Xuka, Doraemon, Nobita, Burin...
  • Để tăng tính độc đáo và sáng tạo hơn nữa, nhiều bậc cha mẹ thích đặt tên cho bé gái dựa vào tính cách, đặc điểm, sở thích món ăn của bé hoặc của cha mẹ. Chẳng hạn như: Kẹo, Mứt, Kem, Snack, Pizza, Bánh, Bún, Nem, Cơm… Hoặc đặt tên cho bé theo tên của các con vật bé thích như: Nhím, Hươu, Thỏ, Nghé, Cua, Voi, Heo, Sóc, Chuột…

Có vô vàn cái tên ở nhà siêu đáng yêu dành cho con gái cưng của bạn. Trong những cái tên gợi ý trên đây, bạn thích tên nào nhất? Hy vọng mẹ đã chọn được biệt danh dễ thương tặng nàng công chúa bé xinh của mình!

Thứ Sáu, 10 tháng 11, 2017

Thực Đơn Dinh Dưỡng Hàng Ngày Cho Bà Bầu Thiếu Sắt

Bà bầu là đối tượng rất dễ gặp nguy cơ thiếu sắt, chính là nguyên nhân gây nguy hại đến tình trạng phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Để tránh những sai lầm đáng tiếc trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu cần được bổ sung sắt, trong đấy có cả chế độ ăn hàng ngày của mẹ. Vậy bà bầu thiếu sắt cần bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng nào?

Chuối

Chuối chứa chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, các loại vitamin và khoáng chất ở đây có thể giúp tinh thần bạn vui vẻ hơn. Sắt, protein, canxi, photpho, các loại vitamin A, C, B6 là thành phần dinh dưỡng chính trong chuối, đây đều là dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của mẹ bầu và thai nhi.

Các loại hạt

Các loại hạt mẹ nên lựa chọn trong thai kỳ của mình bao gồm: hạt óc chó, hạt đậu, hạt lạc, hạnh nhân, hạt dẻ, hướng dương, hạt sen, bí hoặc hạt dưa.
Đây đều là những loại hạt không khó mua lại có giá trị dinh dưỡng cao và đặc biệt là nguồn bổ sung sắt tự nhiên cho mẹ bầu.

Rau bina

Trong bất kỳ thực đơn bổ sung sắt, hỗ trợ mẹ bầu cải thiện tình trạng thiếu máu trong cơ thể đều không thể thiếu rau bina. Rau bina có tên gọi khác là rau chân vịt, là nguồn thực phẩm cung cấp hàm lượng các vitamin A, C, E, K, cùng các khoáng chất bổ ích như canxi, magie, sắt, chất xơ,…
Ngoài khả năng bổ sung máu cho cơ thể, rau bina còn là nguồn dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng, phát triển não bộ cho thai nhi, giảm nguy cơ béo phì trong thai kì, hỗ trợ hệ xương phát triển, tăng cường thị lực và đặc biệt là tốt cho hệ tiêu hóa của bà bầu.

Nước cam


Nước cam là nguồn dưỡng chất giá trị cao, không những giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn bổ sung lượng lớn vitamin và khoáng chất cho cơ thể, đặc biệt là vitamin C và axit folic. Vitamin C là thành phần hữu ích tăng khả năng hấp thu sắt của cơ thể.
Trên đây là những thực phẩm có công dụng bổ sung chất sắt hiệu quả cho mẹ bầu, để biết mẹ bầu nên ăn gì mời bạn tham khảo bài viết Thực đơn dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu nhé.

Thứ Sáu, 3 tháng 11, 2017

Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Cần Bao Nhiêu Calo?

Việc tính toán lượng calo nạp vào cơ thể mỗi ngày không chỉ giúp bà bầu có đủ dinh dưỡng cho thai nhi mà còn tránh việc bị tăng cân quá đà. Nhưng lượng calo nạp vào bao nhiêu là đủ? Cùng xem xét những trường hợp sau nhé!

Lượng calo và chỉ số BMI    

Khi bạn mang thai, lượng calo cần thêm nạp vào trong mỗi giai đoạn của thai kỳ phụ thuộc vào rất nhiều vào chỉ số khối cơ thể BMI và số lượng thai nhi. Trước khi mang thai, nếu chỉ số BMI của bạn ở mức trung bình từ 18,5 – 23,9 do đó trong suốt quá trình 9 tháng, mức tăng cân lý tưởng là 9 - 12kg và số calo cần có trong giai đoạn này là từ 57.000 – 77.000 calo. Từ đó suy ra trung bình mỗi ngày bạn cần thêm 200 – 275 calo. Chi tiết hơn, chuyên gia khuyến nghị là nên thêm 100 calo mỗi ngày trong 3 tháng đầu, 200 calo cho 3 tháng giữa và 300 calo cho những tháng cuối.

Dinh dưỡng trong tam cá nguyệt

Thực tế 3 tháng đầu không nhất thiết phải cố gắng nạp thật nhiều calo, bởi thai nhi vẫn đang trong giai đoạn hình thành và còn khá nhỏ. Hơn nữa các chứng ốm nghén sẽ hành hạ không ít mẹ bầu khiến các mẹ có cảm giác chán ăn, buồn nôn mỗi khi ngửi thấy mùi tanh, dầu mỡ... Vậy nên các mẹ cứ ăn uống bình thường và đủ chất nhé, không nên đặt nặng vấn đề ăn nhiều hay ít.
Trong khi đó, 3 tháng giữa của thai kỳ có lẽ là thời gian thoải mái nhất. Đây là lúc em bé bắt đầu phát triển rất nhanh về trọng lượng và kích thước. Thời điểm này thích hợp cho các mẹ ăn uống nhiều hơn và cảm thấy ngon miệng hơn. Song bạn cũng cần lưu ý kiểm soát mức năng lượng nạp vào cơ thể mỗi ngày sao cho không quá 500 calo để tránh tăng cân cho mẹ mà không cho con.
Giai đoạn 3 tháng cuối là lúc để bạn điều chỉnh lại cân nặng. Nếu các tháng trước bạn đã tăng cân đúng mức (khoảng 6 – 9 kg) thì bạn có thể tiếp tục duy trì chế độ ăn thêm 200 – 300 calo mỗi ngày. Nếu bạn đã tăng cân nhanh trong những tháng trước thì cần điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng ít đường bột, tăng cường hoa quả, rau xanh, đạm thịt trắng vừa cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho thai nhi vừa khống chế lượng calo không vượt quá.
Trên đây là một số lời khuyên về chỉ số năng lượng mẹ bầu cần có trong quá trình mang thai. Như vậy, để có một thực đơn cho bà bầu “chuẩn” và khoa học nhất, bạn có thể tham khảo mẫu thực đơn trong bài Gợi Ý Thực Đơn Hàng Ngày Cho Bà Bầu Từ Các Chuyên Gia Dinh Dưỡng

Thứ Sáu, 20 tháng 10, 2017

Thực Đơn Cho Bé 1 Tuổi Đầy Đủ Nhất

Khi bé tròn 1 tuổi – hay còn gọi là giai đoạn “thôi nôi”, khi đó bé đã đủ lớn để không còn hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn sữa mẹ. Để con phát triển toàn diện, thực đơn cho bé 1 tuổi cần có những gì? Các mẹ hãy cùng đón đọc nhé!

Quy tắc đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho bé


Khi được 1 tuổi, trọng lượng của bé lúc này chủ yếu là do khối lượng xương và cơ, rất ít mỡ thừa. Vậy nên mẹ hãy tập trung tăng cường canxi, chất béo, đạm vào thực đơn ăn hàng ngày của trẻ. Hãy đảm bảo trong khẩu phần ăn hàng tuần của bé phải có:
Ăn 3 bữa chính một ngày, với nhiều loại thức ăn đa dạng như cháo, súp, mì, cơm... Cung cấp đạm cho trẻ qua thịt cá, trứng, tôm, cua. Bổ sung rau xanh, hoa quả, chất béo. Đặc biệt về vấn đề bổ sung canxi, bạn có thể cho bé uống từ 600 - 800ml sữa/ngày (có thể từ sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai...)

Những điều cần lưu ý khi cho trẻ ăn

Thực đơn trong ngày ngoài việc cần đảm bảo 3 bữa ăn chính cần xen kẽ là 3 - 4 cữ bú mẹ. Mẹ có thể trộn thêm một số thức ăn vào cháo cho bé khi ăn dặm:
- 2-3 muỗng canh chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng…) băm nhuyễn
- 2 muỗng rau lá hoặc củ (rau muống, rau dền, bí đỏ, cà rốt...) băm nhuyễn
- 1-2 muỗng dầu ăn.
Không nên cố định các món ăn. Thay vào đó cho bé ăn thật nhiều loại thức ăn với nhiều kiểu chế biến khác nhau để bé có thể làm quen hết với tất cả loại đồ ăn.
Ngoài những bữa chính, có thể cho bé ăn thêm vào các bữa phụ như bữa xế, sau khi ăn tối 1-2 giờ bằng một số loại trái cây như chuối, nho, đu đủ... hoặc sữa chua. Chú ý không nên ăn bữa phụ trước bữa chính.
Trong bữa ăn nên tạo không khí vui vẻ, không ép bé ăn, để bé ăn những gì mình muốn. Nếu bé không thích ăn, hãy cho bé uống sữa thay thế để không bỏ bữa. Cẩn thận quan sát xem sở thích ăn uống của bé là gì để có thể tạo niềm hứng khởi cho bé khi bữa ăn đến.
Bên cạnh việc chọn những thực phẩm dinh dưỡng dành cho bé, cách chế biến cũng là một bước quan trọng giúp cho việc tiêu hóa của bé dễ dàng hơn. Để đảm bảo việc chế biến được tốt nhất, mẹ hãy tham khảo bài ThựcĐơn Cho Bé Ăn Dặm – Những Loại Thức Ăn Không Nên Trữ Đông để chọn mua thực phẩm an toàn nhé!