Thứ Tư, 26 tháng 12, 2018

Những Gợi Ý Đặt Tên Cho Cho Trai Ý Nghĩa



Việc chọn tên đẹp cho con trai có lẽ khiến không ít phụ huynh đau đầu và ngốn khá nhiều thời gian, có lẽ không chỉ mình bạn mà bậc làm cha mẹ nào cũng sẽ như vậy bởi cái tên sẽ đi theo bé suốt cuộc đời. Để đặt được tên hay và ý nghĩa sẽ phần nào mang lại cho bé nhiều sự may mắn trong cuộc sống, bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những gợi ý để có thể đặt cái tên cho con ý nghĩa nhất.

Phù hợp với truyền thống dòng họ


Dân tộc ta từ ngàn đời nay vẫn giữ nguyên truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. Dù đi đâu, về đâu con người vẫn phải nhờ về nguồn cội, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đặc biệt là con trai, nguồn cội chính là cốt lõi. Vì thế, đặt tên cho con trai phải gợi về truyền thống dòng họ. Điều này thường thể hiện trong phả hệ, những người con trai thuộc cùng một tổ, một chi thường mang họ và tên đệm giống nhau để kế thừa những truyền thống của từng chi khác. Chẳng hạn: dòng họ Nguyễn sẽ có các chi như Nguyễn Tuấn, Nguyễn Đức… Việc kế thừa cách đặt tên theo truyền thống của chi họ sẽ là lời nhắc nhở suốt cuộc đời con, phải luôn nhớ về nguồn cội và huyết thống gia đình.

Dựa trên cơ sở tôn trọng ông, cha


Tránh đặt trùng với tên của ông, bà, chú, bác và những người họ hàng thân thiết trong gia đình. Điều này thể hiện sự tôn trọng với những bậc trưởng bối. Qua đó, cha mẹ giáo dục cho con văn hóa kính trên nhường dưới ngay từ khi còn rất nhỏ.

Thể hiện cá tính, bản lĩnh đàn ông


Khi đặt tên cho con trai cần quan trọng chí khí và khát vọng để tạo nên bản lĩnh của người đàn ông. Do đó, cha mẹ nên đặt tên con có ý nghĩa gợi đến những đức tính hay những điều tốt đẹp, bao la. Chẳng hạn như Trung Hiếu, Thành Đạt…

Mang ý nghĩa tốt đẹp


Nếu bạn mong muốn con lớn lên có được cuộc sống hạnh phúc, bình yên thì nên chọn những tên mang ý nghĩa tốt lành như Bảo, Minh… Cách đặt tên này sẽ gửi gắm niềm hi vọng của cha mẹ về hạnh phúc tương lai của con.



Hy vọng với những gợi ý trên đây, bạn sẽ tìm được cho mình một các tên phù hợp cho bé yêu của mình. Ngoài ra, tham khảo bài viết Đặt tên cho con trai theo ngũ hành để biết thêm nhiều cách đặt tên cho con trai nhé!

Thứ Năm, 20 tháng 12, 2018

Bỏ Tã Em Bé, Có Khó Không?

Sau một thời gian dùng tã bỉm, đã đến lúc bé cần học cách chủ động hơn khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, không phải bất kỳ bà mẹ nào cũng thành công ngay lập tức khi dạy cho bé điều này. 


Thời điểm bỏ bỉm là khi nào?


Bàng quang của bé lớn lên và hoàn chỉnh cho đến khi được 3 tuổi. Bàng quang của bé khi đó phát triển khỏe hơn và nhanh hơn nếu được tích đầy và xả rỗng tự do. Nhiều phụ huynh có những cách tập xi tè sai lầm cho bé là tập bé đi vệ sinh vào những giờ cố định, không cần biết khi ấy bàng quang của bé đã tích đủ nước hay chưa. Điều này làm bàng quang phát triển không tốt, dễ dẫn tới táo bón, suy thận và thậm chí nhiễm trùng đường tiểu, chủ yếu là vì bé quen việc giữ các chất thải trong đường ruột lâu hơn bình thường.

Do đó, hãy chọn thời điểm phù hợp để tập xi tè cho bé, chấp nhận có những lúc bé tè dầm làm ướt chăn màn.

Tập cho bé chủ động


Mẹ nên hướng dẫn bé ra hiệu hay giao tiếp, bằng cách nào đó, biểu thị rằng bé muốn đi tè. Mấu chốt là tập cho bé thói quen nói với mẹ khi nào bé muốn đi vệ sinh chứ không phải chỉ đi vệ sinh khi mẹ gọi.

Thực tế là ở độ 2 tuổi bé sẽ biết tự đi vệ sinh bởi lúc này bé đã nói rành rọt, biết biểu đạt những điều bé cần, biết gọi khi muốn đi tè hay ị, nhiều bé đã tập ngồi bô được. Để bé tập được điều này, mẹ hãy kiên nhẫn hướng dẫn từng bước một nhé.

Để con không phụ thuộc bỉm, từ ngoài 2 tháng trở đi mẹ nên bắt đầu xi cho bé vào giờ cố định. Cứ 15 – 20 phút xi cho con 1 lần. Các mẹ cũng nên để ý tới những thời điểm bé buồn tè như: con vừa ti mẹ xong, con vừa uống nước/bú bình, con vừa ngủ dậy. Khi đó, trẻ sẽ quen dần dần.

Khi bé đã quen, có thể bế bé lên khi đi vệ sinh và tập dùng bô. Tư thế vẫn vẫn ngồi trên lòng mẹ, nhưng kê mông ở gần bô. Một thời gian sau bé sẽ quen với vật dụng này và khi ngồi vững, hoàn toàn bé có thể dùng bô tự lập.

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, mẹ cần có cách bế bé phù hợp. Ban đêm, để cẩn thận hơn, các mẹ nên đóng bỉm cho con ngủ ngon. Nếu trước đó bé có uống nước hay sữa, cần tập cho bé cách đi vệ sinh trước khi ngủ.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Dùng Tã Em Bé Sao Cho Đúng?

Thứ Năm, 13 tháng 12, 2018

Tên hay cho bé gái theo hình ảnh từ thiên nhiên (Phần 2)

Một vài tên hay cho bé gái được lấy cảm hứng từ thiên nhiên mà mẹ có thể tìm thấy trong phần 2 của bài viết, chẳng hạn như:

Đặt tên theo hình ảnh dòng nước (tên: Thủy)

An Thủy – dòng nước hiền hòa, chỉ người con gái trong sáng, xinh đẹp, dịu dàng; Bạch Thủy – mong cho tâm hồn con luôn trong sáng như dòng nước; Phương Thủy –hương thơm tinh khiết, trong lành của nước, được dùng đặt tên cho con gái nhằm mong muốn con được xinh đẹp, trong sáng, thuần khiết, tinh tế; Thanh Thủy – màu xanh tinh khiết như nước trong hồ, mong muốn con xinh đẹp, trong sáng với cuộc sống an nhàn; Thu Thủy – nước mùa thu, mong con luôn xinh đẹp, kiều diễm và hạnh phúc; Xuân Thủy – nước mùa xuân, mong con luôn xinh tươi và tràn đầy sức sống;...

Đặt tên theo hình tượng tuyết (tên: Tuyết)

Ánh Tuyết – ánh sáng tinh khiết, dùng để chỉ người thông minh, sáng suốt, có tâm hồn trong sáng, tấm lòng nhân hậu, bản chất liêm khiết, thanh cao; Đông Tuyết – tuyết mùa đông, chỉ người có vẻ đẹp trong trắng như tuyết của mùa đông; Giao Tuyết – loại cỏ giao bình dị trong ngày tuyết, gợi đến hình ảnh người con gái xinh đẹp, trong trắng, tinh khôi, thanh cao và quyền quý như những bông hoa tuyết, nhưng cũng bình dị, mộc mạc và tiềm tàng sức sống mãnh liệt như loài cỏ giao; Hân Tuyết – niềm vui trong ngày tuyết rơi, chỉ người con gái thanh khiết và nhẹ nhàng; Mẫn Tuyết - chỉ người con gái xinh xắn, trong trắng, thanh khiết và thông minh mẫn tiệp; Ngạn Tuyết – bến bờ tuyết, chỉ người con gái giỏi giang kiên định, ý chí mạnh mẽ; Nhã Tuyết – chỉ người xinh đẹp, kiêu sa, quý phái, tính tình khiêm nhường, hiểu biết;...

Đặt tên theo hình tượng mặt trăng (tên: Nguyệt)

Ân Nguyệt - chỉ người con gái dịu dàng nhu thuận như mặt trăng nhưng mang tình cảm sâu sắc mãnh liệt; Chi Nguyệt – chỉ người con gái mang nét đẹp thanh cao của vầng trăng sáng, khi tròn khi khuyết nhưng vẫn quyến rũ bí ẩn; Dạ Nguyệt – ánh trăng trong đêm tối, con sẽ luôn biết cách tỏa sáng như ánh trăng trong những thời điểm khó khăn của cuộc đời; Minh Nguyệt – sự kết hợp hài hòa của nét đẹp trong sáng, dịu dàng như vầng trăng và sự thông minh, tinh anh; Thi Nguyệt – chỉ người có nét đẹp nên thơ, bình dị; Thu Nguyệt – ánh trăng mùa thu sáng và tròn đầy, với mong muốn con gái sẽ tỏa sáng như vầng trăng mùa thu; Thủy Nguyệt – trăng trong nước, con sẽ luôn dịu dàng, trong sáng như ánh trăng soi cả đáy nước; Tuệ Nguyệt – người con gái thông minh xinh đẹp, lanh lợi, đem niềm vui cho mọi người; ...

Đặt tên theo hình ảnh đám mây (tên: Vân)

Ánh Vân - áng mây sáng đem đến những điều tốt đẹp, tươi mới; Bạch Vân - đám mây trắng tinh khiết trên bầu trời; Cẩm Vân – gỗ quý kết hợp với mây trời, chỉ người con gái nhẹ nhành, thanh tao, quý phái; Đài Vân – đài mây, chỉ người con gái cao quý kiêu sa, phẩm hạnh quý giá; Du Vân - rong chơi trong mây, mong con sau này sẽ có cuộc sống thảnh thơi, nhàn hạ; Hoài Vân - đám mây trôi bồng bềnh nhẹ nhàng, từ đó mang ý nghĩa cuộc đời nhàn hạ, thong dong, vô ưu; Khánh Vân – đám mây mang lại niềm vui; Quỳnh Vân – đám mây đẹp, thanh tú, đoan trang;....

Mẹ hãy tham khảo thêm bài viết “Tên hay cho bé gái theo hình ảnh từ thiên nhiên (Phần 1)” để có thêm các gợi ý hay khi tìm tên đẹp và ý nghĩa cho con nhé.

Thứ Năm, 6 tháng 12, 2018

Đặt Tên Cho Con Trai Đẹp Và Ý Nghĩa Năm 2019 (P.2)

Tiếp theo phần trước, cùng xem danh sách những cái tên 4 chữ hay và ý nghĩa cho bé trai có gì nhé!

Đặt tên với chữ “Hữu”

    Theo tiếng Hán Việt chữ hữu có nghĩa là bên phải, ý chỉ sự ngay thẳng, lẽ phải. Hơn nữa, hữu còn có nghĩa là hữu dụng, hữu ích với hi vọng mai này con mình sẽ trở thành người tài năng, có ích.

  • Hữu Quốc Đạt: Mong con sẽ làm được nhiều điều lớn lao.
  • Hữu Bảo Anh: Chàng trai là người thông minh, tài năng.
  • Hữu Đình Phong: Chàng trai mạnh mẽ, lãng tử như cơn gió.
  • Hữu Tuệ Minh: Con lớn lên sẽ có trí thông minh và hiểu biết hơn người.
  • Hữu Hà Sơn: Mong con sau này cũng có ý chí mạnh mẽ, vững chãi và làm được những điều to lớn.

Đặt tên với chữ “Đình”

Trong tiếng Việt, “Đình” có ý nghĩa chỉ sự ngay thẳng, chính diện, ngay chính giữa. Cha mẹ đặt tên con trai có chữ này với mong muốn con cái sẽ trở thành người có ích cho xã hội.
  • Đình Hải Minh: Vùng biển bao la rực sáng.
  • Đình Ngọc Lâm: Viên ngọc quý giữa rừng sâu.
  • Đình Phúc Khang: Con mang lại điềm lành, sự an khang và thịnh vượng cho cả nhà.
  • Đình Chí Kiên: Chàng trai mang ý chí kiên định, vững vàng không xoay chuyển.
  • Đình Khải Dũng: Con có tinh thần dũng mãnh, mạnh mẽ.

Đặt tên với chữ “Minh”

    Minh có nghĩa là ánh sáng. Đặt tên bé trai có chữ Minh với mong muốn con trai mình sau này có trí tuệ thông minh, tương lai tươi sáng, rạng ngời.

  • Minh Anh Vũ: Chàng trai vừa đẹp vừa đa tài.
  • Minh Thiên Bảo: Con là vật quý trời ban tặng cho bố mẹ.
  • Minh Nhật Hà: Chỉ hình ảnh ánh sáng mặt trời ló rạng trên dòng sông, mang đến sự sống, năng lượng cho ngày mới.
  • Minh Cảnh Toàn: Chàng trai chính trực, ngay thẳng và có cuộc sống vẹn toàn, như ý.
  • Minh Bảo Cường: Con sẽ là người đàn ông đầy quyền lực.

Đặt tên với chữ “Tuệ”
    Tuệ nằm trong từ “trí tuệ”. Người ta đặt tên bé trai là Tuệ hoặc có chữ này với mong muốn con sẽ thông minh, tài giỏi, suy nghĩ thấu đáo.

  • Tuệ Hoàng Đăng: tương lai con sáng sủa, vinh quang.
  • Tuệ Anh Minh: chàng trai thông minh, trí tuệ.
  • Tuệ Thái Dương: vầng thái dương sáng rõ, tỏ tường mọi thứ.
  • Tuệ Thái Việt: Con là người thông minh, ưu việt hơn người.
  • Tuệ Chí Anh: chàng trai thông minh, vừa có hiểu biết, vừa có chí khí.


Thứ Năm, 22 tháng 11, 2018

Đặt Tên Hay Cho Bé Gái Với 4 Chữ (P.2)

Tiếp theo các gợi ý đặt tên ở bài trước, dưới đây sẽ là những cái tên đẹp dành cho cô công chúa nhà bạn. Cùng tham khảo nhé!

Đặt tên cho con gái hay với 4 chữ


Vũ: Vũ có nghĩa là mưa, là khúc nhạc hay, cũng bao hàm nghĩa về sức mạnh to lớn.

  • Vũ Thu Hạ: Cơn mưa mùa hạ làm thanh mát tâm hồn
  • Vũ Diễm Phương: Một cái tên gợi nên sự đẹp đẽ, kiều diễm
  • Vũ Khánh Ngọc: Mong con trở thành một viên ngọc xinh đẹp, kiêu kì
  • Vũ Hồng Nhung: Con như một bông hồng đỏ thắm và rực rỡ
  • Vũ Kim Ngân: Con chính là tài sản lớn của bố mẹ

An: là một cái tên hàm ý nhẹ nhàng, yên bình. Khi đặt tên An cho con, đó là lúc mẹ mong muốn con có một cuộc sống luôn may mắn, êm đềm.

  • An Hoài An: Cuộc sống của con sẽ mãi bình an như chính cái tên
  • An Lan Chi: Là bông hoa đáng yêu nhỏ xinh
  • An Quỳnh Dao: Con là cây quỳnh, cành dao xinh đẹp
  • An Trúc Đào: Loài hoa rực rỡ, duyên dáng

Vy: bản thân chữ “Vy” cũng mang một ý nghĩa hết sức nữ tính. Tên Vy mô tả một cô gái xinh xắn, nhỏ bé nhưng cũng rất giàu sức sống.

  • Vy Diễm Thảo: loài cỏ dại tuy nhỏ bé nhưng lại mạnh mẽ
  • Vy Bảo Thoa: cây trâm quý giá
  • Vy Tố Tâm: người con gái có tâm hồn đẹp, thanh cao
  • Vy Linh San: tên một loại hoa đẹp
  • Vy Tố Quyên: Loài chim quyên trắng

Đan: “Đan” có trong từ linh đan, ngọc đan. Mang hàm ý quý báu như đan sa, tiên đan, thần dược

  • Đan Nhật Phương: hoa của mặt trời
  • Đan Khánh Quỳnh: nụ quỳnh kiều diễm
  • Đan Mỹ Lệ: Cái tên gợi nên một vẻ đẹp tuyệt vời, kiêu sa đài các khó rời mắt
  • Đan Ngọc Hoa: một bông hoa bằng ngọc, đẹp đẽ, sang trọng, quý phái
  • Đan Ngọc Diệp: thể hiện sự xinh đẹp, duyên dáng, quý phái của cô con gái yêu
Như: Chữ "Như" gợi cảm giác nhẹ nhàng nữ tính, như hương như hoa, như ngọc như ngà. "Như" trong tên gọi thường mang ý so sánh với những điều tốt đẹp.

  • Như Ngọc Sương: Bé là một hạt sương nhỏ, trong sáng và đáng yêu
  • Như Hồng Nhung: Con gái tựa đóa hồng đỏ thắm, rực rỡ và kiêu sa
  • Như Nguyệt Minh: Bé như một ánh trăng sáng, dịu dàng
  • Như Ngọc Hoa: Bé như một bông hoa bằng ngọc sang trọng, quý phái
  • Như Lan Hương: Như cánh hoa lan đẹp đẽ

Lưu ý, để có họ tên đồng nhất, bố mẹ nên chọn tên đệm sao cho hợp vần điệu với họ của bé nhé. Như từ Mai, Thanh, Giang hợp với họ Nguyễn, Lê...; từ An, Vũ, Như hợp với họ Trần, Đào, Phạm…

Đọc phần trước của bài viết tại Đặt Tên Hay Cho Bé Gái Với 4 Chữ (P.1)

Thứ Năm, 15 tháng 11, 2018

Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách Để Đừng Vô Tình Mà Làm Hại Con, Mẹ Nhé!

Rất nhiều bậc phụ huynh ham con bụ, con béo tốt mũm mĩm. Mà không nghĩ đến sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của con. Các mẹ cứ nghĩ nên cho con ăn càng nhiều, ăn thật nhiều bữa thì con sẽ “mau ăn chóng lớn”, lớn khỏe hơn các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, chính suy nghĩ này mà các mẹ đã gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe con trẻ.

Nhiều cha mẹ bị ảnh hưởng tâm lý “nuôi con khéo” của ngày xưa. Nên đồ ăn của bữa trước trẻ chưa tiêu hóa hết đã vội "nhồi" thêm. Việc này dẫn đến tình trạng con không đói, giảm cảm giác thèm ăn gây biếng ăn hay béo phì.


Thời gian tiêu hóa thức ăn của con


Các bậc cha mẹ cần biết thời gian tiêu hóa của con để có thể sắp xếp thời biểu ăn hợp lý. Dưới đây thời gian thực phẩm tiêu hóa hết trung bình của các bé:

- Sữa mẹ: 1-2 giờ

- Sữa công thức: 2-3 giờ

- Đồ ăn nhẹ: 3-4 giờ

- Đồ ăn thông thường: 4-5 giờ

- Đồ ăn có dầu mỡ: 5-6 giờ

Ta có thể thấy, nếu bé được ăn với lượng sữa thông thường ít nhất 1-2 giờ sau mới có thể ăn bữa tiếp theo, tương tự với sữa công thức và các đồ ăn khác. Vì vậy, bố mẹ có thể thiết lập cho con một lịch sinh hoạt cố định, nề nếp và khoa học.

Việc này rất tốt cho đồng hồ sinh học của con và bạn sẽ chủ động hơn trong việc sắp xếp thời gian biểu. Không có lịch trình nào chuẩn cho tất cả các bé, bạn nên quan sát, nghiên cứu để xây dựng lịch sinh hoạt phù hợp với con trẻ.

Ngoài ra, các mẹ cũng không nên cho trẻ ăn dặm sớm và quá nhiều chất. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng trẻ em, thời điểm thích hợp nhất để cho bé ăn dặm là từ 6 tháng tuổi. Nếu mẹ cho con ăn dặm sớm hơn, hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, bé sẽ khó khăn trong việc hấp thụ thức ăn. Đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khó tiêu và chán ăn.

Để biết thêm thông tin có liên quan của chủ đề này, mời mẹ tham khảo bài viết Vì sao cần phải cho bé ăn dặm đúng cách?.

Thứ Năm, 8 tháng 11, 2018

Cẩm Nang Mẹ Bầu: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối (P.2)

Dưới đây là một số lời khuyên dành cho mẹ bầu qua từng giai đoạn của tam cá nguyệt thứ 3.

Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 7


Thời điểm này, chứng thèm ăn có thể là cơn ám ảnh của nhiều mẹ bầu. Vì vậy, bạn nên chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, không nên ăn đồ ăn chế biến sẵn hay đồ chiên xào, cay nóng.

Bắt đầu tham gia các lớp học tiền sản để có kiến thức về sinh nở cũng như chăm con. Bên cạnh đó, mẹ có thể bắt đầu lập danh sách đồ sơ sinh để chuẩn bị mua sắm.

Nên dành nhiều thời gian để ngủ hơn.


Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 8


Lúc này, bạn có thể gặp phải những cơn chuyển dạ giả. Đó là cách tử cung co thắt chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật sự. Bạn nên tập thở trong những cơn chuyển dạ giả, sẽ có ích khi đối mặt với cơn chuyển dạ thật. Song song đó, nên tập luyện những bài tập đáy chậu để hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn (nếu bạn sinh thường).

Bắt đầu sắp xếp công việc để nghỉ thai sản (nếu bạn đang đi làm).

Việc của mẹ bầu vào lúc này là toàn tâm toàn ý dành mọi điều tốt đẹp nhất cho bé. Hãy nghĩ về những cái tên thật hay và ý nghĩa.

Biểu hiện của thai kỳ tháng thứ 9


Vào tháng cuối cùng, những cơn thở của bạn đã trở nên thoải mái hơn. Lúc này, trọng lượng của thai nhi gây sức ép lên bàng quang và khiến bạn gia tăng tình trạng tiểu dắt, tiểu đêm nhiều.

Bắt đầu lên kế hoạch về tài chính cho việc sinh con và chăm con sau sinh. Hãy thảo luận cùng chồng những món đồ mà bạn sẽ mua, chọn nơi dự sinh và chuẩn bị giấy tờ, phương tiện phòng cho trường hợp bạn có thể vào viện chuyển dạ bất cứ lúc nào.

Đừng nên lo lắng thái quá mà hãy nghỉ ngơi, thư giãn thật nhiều để tạo tâm lý thoải mái.

Duy trì ăn cá vào 3 tháng cuối để cung cấp DHA cho bé. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, bộ não của bé dần hoàn thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và trong giai đoạn nhũ nhi. Khoảng 2 tuổi, bộ não của bé có thể tích bằng khoảng 80% bộ não người trưởng thành.

Nhóm thực phẩm giàu DHA và Omega3 bao gồm: các loại cá biển (cà mòi, cá hồi, cá trích, cá thu, cá nục, cá ngừ…); Các loại dầu thực vật, bơ thực vật; trứng; các loại đậu nguyên hạt…

Với các loại cá biển, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần là đủ lượng DHA cho mẹ và bé. Bạn không nên ăn nhiều cá biển vì có nhiều loại cá biển chứa hàm lượng thủy ngân cao, gây nguy hiểm cho sức khỏe.


Đọc phần trước của bài viết tại Cẩm Nang Mẹ Bầu: Chăm Sóc Toàn Diện Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối (P.1)

Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh: Bệnh Vàng Da Ở Trẻ Sơ Sinh Có Nguy Hiểm?

Trẻ sơ sinh bị vàng da là một trường hợp rất phổ biến. Bệnh vàng da thường được chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Nếu bé bị vàng da sinh lý ở mức độ nhẹ xuất hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 và thường biến mất từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 7 và ở trẻ sinh non thì chậm hơn và kéo dài hơn.

Làm sao để biết trẻ có bị vàng da hay không?


Để nhận biết trẻ có vàng da hay không? Các bố mẹ cần đưa bé ra nơi có ánh sáng trắng đủ sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt trời hay trong bóng mát. Sau đó dùng ngón tay ấn lướt trên da mặt của bé, nếu thấy hiện tượng da có dấu hiệu màu vàng thì nên đưa bé đi khám ngay.

Trẻ sơ sinh bị vàng da cần được đưa ngay đến gặp bác sĩ chuyên khoa nhi để khám và theo dõi, nhằm phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời. Tránh để bệnh diễn biến nặng hơn vì có nguy cơ biến chứng nhiễm độc thần kinh do bilirubin gián tiếp thấm vào não, để lại di chứng bại não suốt đời, thậm chí tử vong.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da


Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị vàng da được chia làm 2 trường hợp là sinh lý và bệnh lý:

Với vàng da sinh lý: Thường xuất hiện từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 4 sau khi trẻ mới sinh và khỏi trong vòng 10 ngày.

Với vàng da bệnh lý:


– Vàng da do nhiễm khuẩn: Hay gặp nhất ở trẻ mới sinh là nhiễm khuẩn rốn, nhiễm khuẩn da. Vàng da có thể xuất hiện sớm, hoặc muộn.

– Vàng da do người mẹ mắc giang mai: Vàng da thường nhẹ nhưng kéo dài, kèm theo gan to, lách to.

– Vàng da do virus: Chủ yếu là do virus gây bệnh viêm gan truyền từ mẹ qua nhau thai gây nên.

– Vàng da tan máu do bất đồng yếu tố Rh: Bệnh xảy ra khi người mẹ có yếu tố Rh(-), người bố có yếu tố Rh(+), con sinh ra có yếu tố Rh(+).

– Vàng da do tắc mật bẩm sinh: Nguyên nhân do đường mật bị teo nhỏ ở mức độ khác nhau.


Các phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh


Hiện nay tại hầu hết các bệnh viện nhi Việt Nam, bệnh vàng da của trẻ sơ sinh chủ yếu sẽ được điều trị bằng 3 phương pháp, đó là:

- Phương pháp thứ nhất: Cung cấp đầy đủ nước và năng lượng cho trẻ sơ sinh thông qua việc bú hoặc truyền dịch. Có thể là truyền albumine và dùng một số loại thuốc để gia tăng tốc độ chuyển hoá bilirubin gián tiếp.

- Phương pháp thứ hai: Chiếu đèn, đây là phương pháp điều trị vàng da sơ sinh hiệu quả nhất, an toàn, đơn giản và kinh tế nhất.

- Phương pháp thứ ba: Với những trường hợp nghiêm trọng hơn thì cần phải thay máu để trẻ không bị nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng cao.


Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp ích cho các ông bố bà mẹ trong việc chăm sóc con trẻ. Để có thể cảm thấy công việc này nhẹ nhàng, thoải mái hơn, hãy tham khảo bài viết Chăm sóc trẻ sơ sinh có khó hay không?.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

Tại Sao Trẻ Biếng Ăn Khi Được 1-2 Tuổi?

Giai đoạn bắt đầu ăn dặm, trẻ bắt đầu làm quen với chế độ dinh dưỡng mới. Nhưng đồng thời, sau quãng thời gian không bú mẹ hoàn toàn, bé thường có dấu hiệu chán ăn, biếng ăn nhất là lúc bé được 1-2 tuổi.

Đặc trưng của trẻ 1-2 tuổi


Khác với hồi còn “sơ sinh”, trẻ 1 tuổi bắt đầu có những hành vi chủ động hơn, chẳng hạn như:

- Bé bắt đầu bộc lộ sở thích ăn uống như không thích món gì hay “khoái khẩu” món gì. Nếu cha mẹ tập cho con ăn đúng cách trong giai đoạn này thì bé sẽ không có cảm giác chán ăn những món mình không thích. Tuy nhiên, nếu tập ăn sai cách bé sẽ tích lũy dần những thói quen xấu và kéo dài tình trạng lười ăn.

- Tốc độ tăng trưởng của bé 1-2 tuổi chậm hơn giai đọan dưới 1 tuổi, trung bình tăng 2,4 kg/năm.

- Không nên ép ăn nếu bé không hợp tác. Cha mẹ ép ăn trong giai đoạn này sẽ làm cho bé biếng ăn kéo dài đến 3-4 tuổi hoặc lâu hơn.

- Nếu bé trước giờ vẫn ăn uống bình thường, đều đặn thì biếng ăn vài ngày cũng không là vấn đề gì nghiêm trọng.

Giải pháp cho phụ huynh


Đứng trước cảnh con chán ăn, nhiều phụ huynh thường lo lắng đến mức mất kiên nhẫn khi thấy bé không chịu ăn. Nhưng mấu chốt ở đây là chính bạn cần phải hiểu rõ con mình thì mới giúp bé thoát khỏi tình trạng này.

- Đừng bỏ cuộc nếu bé từ chối ăn. Hãy kiên nhẫn tìm cơ hội để cho bé làm quen lại món đó, ít nhất 10 lần hoặc hơn để trẻ không còn từ chối nữa.

- Cha mẹ nên giới hạn sữa không quá 500 ml/ngày. Sử dụng sữa quá nhiều trước bữa ăn làm trẻ nhanh no và không muốn ăn nữa.

- Với bé đủ cân nặng tiêu chuẩn thì bạn nên cho ăn đúng lượng bé muốn và giới thiệu nhiều loại thức ăn phong phú, đa dạng cho bé. Nếu bé nhẹ cân, vẫn cân bằng đủ lượng thức ăn cần thiết nhưng nên chia nhỏ bữa ăn để bé không chán.

- Không nên cho bé ăn ngay sau khi chơi xong, vì lúc này trẻ mệt không có hứng thú ăn.

- Cha mẹ không nên cho hay thưởng bé bánh kẹo, thức ăn vặt linh tinh vì trẻ sẽ hình thành thói quen mê ăn vặt mà bỏ bữa.

- Thời gian cho bữa chính không quá 30 phút, bữa phụ 20 phút. Nếu bé ngồi mãi mà không chịu ăn, nên để trẻ rời khỏi bữa.

- Cha mẹ nên tạo môi trường bữa ăn không quá áp lực và có nhiều tác nhân làm sao nhãng (tivi, điện thoại, đồ chơi).

- Các bé nên ăn cùng người lớn để cảm thấy được hòa nhập hơn với gia đình, điều này là cơ hội để trẻ bắt chước ăn theo người lớn.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Tại Sao Trẻ Biếng Ăn? Những Nguyên Nhân Chính Bố Mẹ Cần Biết

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2018

Cẩm Nang Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách (P.2)

Tiếp theo bài trước, để cho bé ăn dặm đúng cách mẹ cần tuân thủ những quy tắc dưới đây.

Khi cho bé ăn dặm cần lưu ý điều gì?


- Bắt đầu cho trẻ ăn dặm khi bé được 6 tháng tuổi. Trước 4 tháng hệ tiêu hóa của trẻ còn rất non yếu nên tuyệt đối không ăn dặm. Mẹ cũng đừng nên nôn nóng muốn trẻ tăng cân nhanh mà vội cho ăn dặm ngay. Hãy chú ý vào nhu cầu thực sự của bé.

- Chỉ cho bé ăn thực phẩm mới khi cơ thể hoàn toàn khỏe mạnh. Không cho bé ăn dặm khi bé đang mọc răng, bị cảm, mệt. Trường hợp sức khỏe bé không đảm bảo (sau tiêm chủng, người nhà hắt hơi sổ mũi, với nguy cơ ngày hôm sau bé cũng sẽ bị sổ mũi), gia đình có dự định cho những thay đổi sinh hoạt trong thời gian gần (đi du lịch, tổ chức tiệc đông người tại nhà...), nên đợi thêm một tuần cho tới khi mọi sinh hoạt trở lại bình thường mới bắt đầu cho bé ăn dặm.








- Cho bé ăn dặm trước khi dùng thức ăn chính: Để bé ăn cháo sữa ngũ cốc, sau đó mới cho bú mẹ hoặc bú bình.


- Nếu bé từ chối không hơp tác thì đừng nên ép. Hãy kiên nhẫn và để khoảng 2 tuần thì thử cho bé ăn lại.


- Chỉ cho bé thử một loại thức ăn mỗi lần. Nếu định cho bé ăn hoa quả nghiền, không cần cho ngay cả táo, lê và mận mà chỉ được dùng một loại thực phẩm mới. Nếu nấu cháo sữa thì không nên dùng loại bột ngũ cốc 7 thành phần mà chỉ dùng loại một thành phần. Chỉ khi bé quen hoàn toàn thì mới chuyển sang thành phần mới.


- Chỉ bắt đầu cho bé ăn dặm 2 bữa khi đã thay thế hoàn toàn bữa thứ nhất. Đây là lựa chọn tốt vì cháo làm bé no lâu và ăn cháo vào bữa tối trẻ thường ngủ ngon hơn. Nếu chưa thay thế hoàn toàn được bữa tối thì không thử nghiệm bữa sáng hay bữa trưa.


- Khoảng cách giữa hai lần thử món ăn không dưới 5 ngày. Ví dụ ngày đầu bạn thay sữa mẹ bằng 20 g cháo sữa rồi cho bé bú thêm. Những ngày tiếp theo dùng 40, 60, 80, 100 g cháo, tăng dần trong vòng 5-7 ngày thì thay thế hoàn toàn bữa sữa mẹ.


- Khi chế biến có thể nêm thêm một ít muối, đặc biệt vào mùa nóng bé ra mồ hôi nhiều nên cơ thể sẽ mất đi một lượng muối. Nhưng nên nhớ hàm lượng muối khi nêm thức ăn cho bé thấp hơn rất nhiều so với người lớn.


Đọc tiếp bài viết cùng chủ đề Cẩm Nang Cho Bé Ăn Dặm Đúng Cách (P.1)

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2018

Tại Sao Lấy Lý Luận Ngũ Hành Để Đặt Tên Cho Con?

Đây là tư tưởng con người truyền từ nhiều thế hệ nay ở nước ta. Mọi người đều cảm nhận con người có một mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, xã hội. Vì thế lý luận ngũ hành được con người vận dụng trong vấn đề đặt tên.

Khi đặt tên, đều hết sức mong cầu được âm dương điều hòa, cương nhu tương tế. Mọi người cho rằng như thế trong cuộc sống có thể gặp hung hóa cát, thuận buồm xuôi gió. Đây có lẽ là nguyên nhân mà mấy ngàn năm nay, chúng ta vẫn luôn lấy lý luận ngũ hành làm căn cứ để đặt tên.

Đặt tên theo Hành Mộc

Nghe một chữ “Mộc” là chúng ta đủ cảm nhận sự thiên nhiên về những đồng cỏ, rừng cây,... Người có hành Mộc thường rất nhanh nhẹn, khoẻ mạnh, năng động, như một cái cây đầy sức sống. Những tên theo hành Mộc có thể chọn như tên các loài hoa, cây cảnh từ nhỏ cho đến lớn như Tùng, Lâm, Bách, Quỳnh, Hoa, Cẩm Tú, Thuỷ Tiên, Mộc Thảo, Thanh Thảo,…Chọn tên cho con trai thì sẽ ưu tiên những tên cho phái mạnh như Tùng, Lâm, Bách và ngược lại theo giới tính của bé gái.

Đặt tên theo Hành Thuỷ

Như chúng ta đều biết, thủy là nước. Nước thì có nhiều dạng như suối, sông, biển hồ, những tên mang tính chất thuỷ như Thuỷ, Lệ, Giang, Hà, Băng, Hải, Biển, Kiều, Triều,…

Đặt tên theo Hành Hoả

Mặt trời hay lửa là 2 yếu tố biểu trưng cho Hoả. Dù ở hình thức nào thì Hoả cũng tượng trưng cho sự sống, ấm áp cho muôn loài. Hoả có thể được liệt kê một số tên như Dương, Thái, Nhật, Quang, Đăng, Minh, Ánh, Hồng, Đan,

Đặt tên theo Hành Kim

Kim chỉ sức mạnh của kim loại, thường mang tính sắc bén, lý luận, nghĩa khí và hào hiệp. Chọn tên theo ngũ hành thuộc Kim có thể kể đến như Linh, Kim, Khánh, Khanh, Ngân, Thu, Khuyên, Quyên,

Đặt tên theo Hành Thổ

Đất, núi là những hình ảnh chúng ta nghĩ về Thổ. Thổ có tính chất là nuôi dưỡng. che chở cho cây cối, vững bền không thay đổi. Người mang tính Thổ thường là người đáng tin, bởi đức tính thật thà, tốt bụng, chắc chắn và điềm tĩnh. Tuy nhiên những người này thường kém linh hoạt trong mọi tình huống. Vì thế việc chọn tên theo ngũ hành nếu làm đúng có thể giúp ích được người đó rất nhiều trong việc cải thiện khuyết điểm của bản thân, trở về thế cân bằng hơn.

Một cái tên được coi là tên hay, tên đẹp, khi âm dương hòa hợp, ngũ hành tương sinh đem lại may mắn, thuận lợi, cho người mang tên đó. Đó là nguyên nhân Vì sao nên đặt tên đẹp cho bé trai theo phong thủy tứ trụ đấy!

Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2018

Đặt Tên Con Theo Phong Thủy Cần Lưu Ý Những Gì?

Để tìm cho con một cái tên hợp mệnh và có ý nghĩa, bố mẹ nên tránh một số điều kiêng kỵ dưới đây.


Những tên có bộ Thìn, Tuất, Sửu và Mùi

Thìn, Tuất, Sửu và Mùi là tứ hành xung nên bố mẹ, người thân tránh dùng các tên mang những bộ này để đặt cho con. Một vài cái tên cần tránh: Bối, Chân, Chất, Cống, Hiền, Mĩ, Muội, Nghĩa, Phú, Quý, Tài, Thần,Thiện, Thìn, Tư…

Những cái tên thuộc bộ Mộc hoặc Thủy

Các bé sinh năm Tuất (2018) là thuộc hành Thổ, trong khi đó Mộc lại khắc Thổ, đồng thời Thổ cũng khắc Thủy. Chính vì thế những chữ thuộc bộ Mộc hoặc Thủy dùng để đặt tên cho bé là điều không nên. Những cái tên cần tránh: Bắc, Băng, Cách, Chi, Cơ, Đỗ, Đông, Hợi, Lâm, Liễu, Lý, Mai, Quyền, Sâm…

Những cái tên thuộc bộ Dậu

Vì tuổi Dậu và Tuất là lục hại nên bạn không nên đặt các tên như: Dậu, Địch, Diệu, Điều, Do, Đoài, Hàn, Hồ, Hùng, Kim, Mãnh, Phi, Tập, Tây, Triệu, Tường…

Những cái tên thuộc bộ Hòa, Mễ, Mạch, Đậu, Lương

Một số cái tên cụ thể trong bộ này cần tránh là Đạo, Diễm, Khải, Khoa, Lương, Mễ, Phong, Thụ,Tô, Trình, Tú, Túc,… vì không hợp với năm tuổi của bé.

Một số lưu ý khác

Ngoài những điều kỵ về phong thủy, ngũ hành, bố mẹ cũng nên nhớ một số quy tắc chung trong việc đặt tên dù con thuộc mệnh hay tuổi nào.

Phạm húy, kị húy

Theo quan niệm dân gian, việc đặt tên con trùng với tên tổ tiên là phạm húy, sẽ không tốt cho tương lai con trẻ. Vì vậy trước khi đặt tên, hãy xem gia phả kỹ lưỡng để tránh trùng lặp. Nếu có đặt tên trùng với tên của ông bà, tổ tiên thì khi ở nhà nên gọi bé bằng cái tên khác.

Đặt tên quá cầu toàn

Những cái tên này vô hình chung sẽ tạo áp lực và sự chú ý không hay của người xung quanh cho con trẻ, ví dụ như: Thiên Tài, Mỹ Nhân, Hoàng Hậu, Quốc Vương, Bá Vương…

Khó phân biệt giới tính

Khi đặt tên nên chọn tên phù hợp để người nghe có thể biết rõ ràng giới tính của con. Việc đặt tên không theo giới tính rất dễ gây nhầm lẫn khi làm giấy tờ, khi đi học… Ví dụ như con gái không nên lấy tên Toàn, Tùng, Đông… Con trai không nên chọn tên Thủy, Xuân, Ngọc…

Chọn những tên tiêu cực

Tên của con tuy do bố mẹ chọn nhưng lại ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của chính đứa trẻ. Vì thế hãy chọn cho con một cái tên đẹp về ngữ nghĩa. Không nên chọn các tên mang tính tiêu cực, hoặc nhưng cái tên “chân quê” như Lắm, Được, Lượm… vì sẽ khiến trẻ tự ti khi lớn lên.

Đọc thêm bài viết khác cùng chủ đề tại Cách Đặt Tên Con Theo Phong Thủy Đẹp Và Ý Nghĩa Nhất

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Đặt tên con theo phong thủy: Tên đẹp cho bé trai theo ngũ hành

Hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng chọn cách đặt tên con theo phong thủy cho bé yêu nhà mình. Trong đó, cách khá phổ biến là căn cứ vào mệnh tuổi để tìm tên hợp ngũ hành cho bé. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra một số gợi ý tên đẹp cho bé trai theo ngũ hành.








Phong: Ngũ hành thuộc Thổ; chỉ đỉnh núi cao lớn và nhọn; còn có hàm nghĩa chỉ cảnh giới tối cao. Chọn tên Phong để đặt tên cho con trai biểu đạt hy vọng bé yêu sau này trở thành nhân tài tuấn kiệt.


Đại: Ngũ hành thuộc Thổ; là tên gọi khác của núi Thái Sơn, tượng trưng cho sự vững bền, vững như Thái Sơn.


Ý: Ngũ hành thuộc Thổ; chỉ sự lương thiện, kiệt xuất, hòa nhã.


Kính: Ngũ hành thuộc Thổ; chỉ người có đạo đức, nhân từ.


Văn: Ngũ hành thuộc Thủy; chỉ sự văn minh, văn hóa. Văn dùng để đặt tên cho con trai hàm ý sự thông minh, lanh lợi. Đây cũng là tên thường dùng khi chọn theo hành Thủy.


Thông: Ngũ hành thuộc Thủy; dùng làm tên người chỉ sự thông tuệ, nhanh nhẹn trong tư duy.


Duệ: Ngũ hành thuộc Thủy; chỉ sự thông tuệ, sáng suốt.


Hàm: Ngũ hành thuộc Thủy, chỉ sự bao dung.


Trí; Ngũ hành thuộc Hỏa; dùng làm tên người chỉ sự thông minh, trí tuệ, kiến thức.


Triết: Ngũ hành thuộc Hỏa; dùng đặt tên cho con trai chỉ sự thông minh, tài năng.


Minh: Ngũ hành thuộc Hỏa; chỉ sự minh bạch, thanh sạch.


Mẫn: Ngũ hành thuộc Hỏa; dùng chỉ sự linh hoạt, nhanh chóng, thông minh, trí tuệ.


Đạt: Ngũ hành thuộc Hỏa. Nghĩa cơ bản của từ này chỉ sự đạt đến, ngoài ra, còn mang nghĩa chỉ sự đắc chí, hiển quý.


Chương: Ngũ hành thuộc Hỏa; dùng làm tên người chỉ nhân tài.


Phi: Ngũ hành thuộc Hỏa; dùng làm tên người chỉ sự hy vọng về tài năng, phát triển thành công.


Tài: Ngũ hành thuộc Mộc. Đặt tên con trai là Tài, bố mẹ muốn con được tài năng.


Hiền: Ngũ hành thuộc Mộc; ý chỉ người có tài có đức.


Gia: Ngũ hành thuộc Mộc; chỉ sự tốt đẹp, hạnh phúc.


Tinh: Ngũ hành thuộc Mộc; chỉ sự tinh tế, chuyên tâm, thông minh, thanh sạch.

Bố mẹ hãy tham khảo bài viết “Đặt tên con theo phong thủy: Những cái tên đẹp và ý nghĩa” để tìm hiểu thêm về cách đặt tên con theo ngũ hành nhé.

Thứ Bảy, 25 tháng 8, 2018

Những lưu ý khi đặt tên con theo phong thủy

Đặt tên con theo phong thủy không chỉ mang đến cho bé yêu một vận mệnh tốt mà còn làm bố mẹ cảm thấy hạnh phúc khi bé được khen có một cái tên đẹp. Khi đặt tên con theo ngũ hành, bố mẹ cần lưu ý đến ba yếu tố cực kỳ quan trọng là ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc và ngũ hành tứ trụ.

Ngũ hành tương sinh

Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng cho vật kia lớn mạnh và phát triển, vạn vật trong vũ trụ nương tựa lẫn nhau để cùng sinh trưởng. Dựa trên ý nghĩa này, tên cho bé phải được sinh ra từ ngũ hành dòng họ hoặc ít nhất, ngũ hành tên phải sinh ra ngũ hành họ để nhận được sự may mắn và bảo vệ của dòng họ, ngũ hành của. Ví dụ, họ Nguyễn có mệnh Mộc, bố mẹ nên đặt tên cho bé thuộc mệnh Thủy hoặc Hỏa, tránh 2 hành là Thổ và Kim.

Cách giải thích đơn giản nhất cho ngũ hành tương sinh là:

  • Mộc sinh Hỏa: Hỏa lấy Mộc làm chất liệu để đốt. Mộc cháy hết thì Hỏa sẽ tự tắt.
  • Hỏa sinh Thổ: Hoa sau khi tắt thì vật thể thành tro, tro là Thổ.
  • Thổ sinh Kim: Kim giấu trong đá, sau khi luyện thì có thể thu được kim loại.
  • Kim sinh Thủy: Kim tan chảy thành thể lỏng dưới nhiệt độ cao, hoặc nói Thủy cần dùng đồ bằng sắt để khai phá.
  • Thủy sinh Mộc: Có Thủy nuôi dưỡng thì Mộc mới có thể sinh tồn và phát triển.

Ngũ hành tương khắc

Hàm nghĩa của tương khắc là sự ức chế, bài trừ, đối lập lẫn nhau, hay ám chỉ một sự vật có tác dụng ức chế, hạn chế tới sự phát triển của một sự vật khác. Do đó, bố mẹ không nên đặt tên cho bé thuộc các hành khắc với hành của mình. Tương tự ngũ hành tương sinh, ngũ hành tương khắc được giải thích như sau:
  • Thủy khắc Hỏa: Hỏa gặp Thủy ắt sẽ tắt.
  • Hỏa khắc Kim: Hỏa cháy mạnh làm Kim tan chảy.
  • Kim khắc Mộc: Vật bằng kim loại có thể cắt được gỗ.
  • Mộc khắc Thổ: Mộc sinh trưởng có thể làm Thổ bị nứt ra.
  • Thổ khắc Thủy: Đất đá có thể ngăn chặn nước lũ.

Ngũ hành tứ trụ

Tứ trụ tức là giờ sinh, ngày sinh, tháng sinh, năm sinh của bé. Các cặp Thiên Can - Địa Chi chính là đại diện của bản thân từng trụ. Cụ thể như sau: Thiên Can là Bính, Giáp, Ất, Đinh, Kỉ, Mậu, Canh, Nhâm, Tân, Quý; còn Địa Chi là Sửu, Tí, Mão, Dần, Tị, Thìn, Mùi, Ngọ, Dậu, Thân, Tuất, Hợi.
Theo luật bát tự, các Thiên Can sẽ có ngũ hành là Ất + Giáp thuộc Mộc, Đinh + Bính thuộc Hỏa, Kỉ + Mậu thuộc Thổ, Tân + Canh thuộc Kim, Qúy + Nhâm thuộc Thủy. Còn ngũ hành của các Địa Chi sẽ lần lượt là Hợi + Tý thuộc Thủy, Sửu + Mùi + Thìn + Tuất thuộc Thổ, Mão + Dần thuộc Mộc, Ngọ + Tỵ thuộc Hỏa, Dậu + Thân thuộc Kim. Dựa vào các liên kết này sẽ tìm ra được sự vượng suy của Tứ Trụ.
Nếu trong bát tự có đầy đủ Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ thì rất tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp thiếu hành nào thì bố mẹ cần đặt tên cho bé có ngũ hành đó để bổ sung. Ngoài ra, bố mẹ còn có thể dùng tên đệm để bổ khuyết nếu có từ 2 hành trở lên bị yếu.
Bố mẹ hãy xem thêm bài viết “Cách đặt tên con theo phong thủy hay và ý nghĩa” để tham khảo một số cái tên đẹp cho bé trai và tên hay cho bé gái nhé.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2018

Các Mẹ Bầu Hãy Chuẩn Bị Đồ Sơ Sinh Cho Bé Theo Danh Sách Này Nhé!

Một trong những việc mẹ bầu cần làm khi gần đến ngày dự sinh chính là chuẩn bị đồ đi sinh cho cả 2 mẹ con. Nếu là lần “vượt cạn”, các mẹ sẽ càng cảm thấy lúng túng hơn khi chọn đồ cho con. Vậy danh sách đồ sơ sinh mẹ cần chuẩn bị khi sắp đến ngày sinh nở gồm những gì? 

Danh sách đồ sơ sinh cho mẹ bầu

- Bình sữa, núm cao su mềm, dụng cụ cọ bình sữa: dùng trong trường hợp bé phải uống sữa ngoài.

- Sữa bột cho trẻ sơ sinh

- Quần áo cho bé sơ sinh: 5 – 7 bộ size nhỏ, 5-7 bộ size lớn. Khi chuẩn bị đồ đi sinh cho bé, mẹ nên chọn quần áo có chất liệu cotton mềm thấm hút mồ hôi nếu vào mùa hè. Vào mùa đông nên chuẩn bị thêm áo gile mặc ngoài cho bé (khoảng 3-5 cái).

- Bao tay chân: khoảng 5 bộ. Để giúp trẻ giữ ấm và tránh trường hợp trẻ đưa tay lên cào mặt thì bao tay và bao chân là không thể thiếu. Các mẹ nhớ lộn mặt trái và cắt hết chỉ thừa tránh quấn vào ngón tay/ngón chân bé.

- Mũ thóp: loại bằng vải/cotton/mũ len mỏng. Dùng bảo vệ thóp cho bé.

- Tã lót: gồm các loại: tã chéo, tã xô, tã giấy, 30 cái cho mỗi loại. Nên chọn tã chéo to để quấn kín cả chân và đùi bé. Với tã giấy có thể dùng loại quần đóng tã, rất tiện lợi.

- Khăn mềm lớn quấn bé giúp giữ ấm cho con cũng là món đồ mẹ chớ nên quên khi chuẩn bị đồ đi sinh, khăn mềm nhỏ chuẩn bị từ 1-2 cái để lót đầu cho bé.

- Khăn giấy ướt: lau khi bé ị và giấy lót phân su

- Khoảng 10 khăn xô nhỏ để lau mặt cho bé, 1 - 2 khăn xô lớn để thấm nước cho bé sau khi tắm.

- Khăn sữa: khoảng 20 chiếc để lau miệng cho bé và lau ngực cho mẹ.

- Băng rốn: 4-5 cái

- Rơ lưỡi: khoảng 10 hộp loại rơ lưỡi dùng 1 lần để vệ sinh miệng cho bé.

- Bông gòn vô trùng, bông tăm, nước muối sinh lý dùng để vệ sinh cho bé.

- Phấn rôm hoặc kem chống hăm: dưỡng da, chống hăm cho bé, nên thoa sau khi bé tắm.

- Một vài đồ dùng khác như: dd NaCll 0.9% để rửa mắt, mũi, tấm lót chống thấm, sữa tắm cho trẻ (lactacid), ly nước nhỏ và muỗng nhựa chịu nhiệt dành cho trẻ sơ sinh.

Chuẩn bị đồ đi sinh với những ai lần đầu làm mẹ là mọt điều thật nhiều rắc rối. Cộng thêm tình trạng “não cá vàng” khi mang thai càng mệt mỏi hơn. Những lúc này đừng quên mẹ bầu còn có anh xã và người thân nhé! Ngoài ra, hãy tham khảo thêm những bài viết như Chuẩn bị kinh nghiệm và đồ đi sinh mổ lần 2 cho mẹ bầu để thủ sẵn kinh nghiệm cho mình.