Thứ Hai, 15 tháng 8, 2016

Cách chọn tã lót, các loại tã bỉm cho bé yêu


Chiếc tã giấy là thứ lạ lẫm đối với những ai lần đầu làm mẹ. Lần đầu chọn tã hẳn là các mẹ đã rất bối rối đúng không? Việc chọn tã là điều cần phải chuẩn bị ngay cả trước khi sinh con. Để các mẹ không bị lúng túng trong khâu này, chúng tôi xin giới thiệu về những điều cần lưu ý trong cách chọn tã bỉm cho trẻ sơ sinh, dựa vào những đặc điểm cơ thể bé và kiến thức cơ bản về chiếc tã nhé!

Những điều kiện tã cho trẻ sơ sinh cần có

Ngay sau khi chào đời, trong thời gian bé vẫn còn được cung cấp chất dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa bột, có khi 1 ngày bé đi đại tiện đến hơn 10 lần! Chất thải tiết ra nhiều lần như vậy làm cho làn da non nớt của bé dễ bị kích ứng, gây ửng đỏ, mưng mủ hoặc bị nổi mẩn ngứa. Do đó, từ giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn nằm nôi, việc chọn loại tã ít gây kích ứng và nổi mẩn ngứa cho bé là điều hết sức quan trọng. Ngoài ra, một điều cần lưu ý nữa là phải làm sao để chất phân ở dạng lỏng của bé không bị tràn ra ngoài. Sau đây chúng ta hãy cũng tìm hiểu xem thế nào là một chiếc tã vừa không gây mẩn ngứa, vừa không bị chảy tràn nhé!

Cấu tạo tã của trẻ sơ sinh

Tã em bé là thứ thường xuyên tiếp xúc với da của bé, chỉ trừ lúc bé tắm. Trước đây chiếc tã thường được gọi là tã giấy, nhưng thực ra tã không chỉ làm bằng chất liệu giấy. Phía bên trong tã có “chất thấm hút” dạng miếng lót có chức năng thấm hút chất thải. Chiếc tã được cố định bằng băng dính ở hai bên hông, để tạo thành dạng giống như chiếc quần. Dưới đây là cấu tạo cụ thể của chiếc tã:

1. Miếng lót bên trong
Đây là miếng lót làm bằng loại vải không dệt (sợit ổng hợp). Do tiếp xúc trực tiếp với phần mông của bé nên miếng lót này cần được làm bằng chất liệu thật mềm dịu với làn da.

2. Chất thấm hút
Sau khi thấm qua bề mặt tã, chất thải thấm sâu vào bên trong và được chuyển thành dạng gel, nhờ đó sẽ ngăn sự thấm ngược trở lại.

3. Nếp gấp phần eo (phía sau lưng)
Cho đến lúc bé được 3 tháng tuổi, việc làm sao để chất thải không bị chảy tràn ra ngoài qua lưng của bé là điều rất quan trọng. Do đó, phần nếp gấp phải được cấu tạo sao cho không chỉ nhẹ nhàng mà còn phải vừa vặn với eo lưng của bé nữa.

4. Diềm xếp quanh đùi
Để vừa khít với đùi của bé và không bị tràn ra ngoài, các nếp gấp được dún lại thành diềm xếp. Phần này cũng cần được thiết kế sao cho thật dễ chịu với làn da của bé.

5. Băng dính phần eo
Chiếc tã từ dạng miếng được cố định bằng băng dính ở hai bên eo để tạo thành dạng như chiếc quần. Các mẹ có thể điều chỉnh phần băng dính sao cho chiếc tã vừa khít với cơ thể của bé nhé.

6. Miếng lót đáy
Đây là miếng chống thấm có tác dụng giữ lại phần chất lỏng và chỉ cho phần hơi thoát ra ngoài. Phía trên miếng chống thấm này là miếng lót làm bằng vải không dệt được nói đến ở trên. Đây là phần tiếp xúc với da tay của mẹ và bé, nên cũng rất được chú trọng về mặt chất liệu.

Hiểu đúng về tã bỉm để chọn tã lót cho bé sơ sinh thích hợp

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét