Nếu có thể nhận biết sớm những dấu hiệu sinh non sau đây sẽ giúp mẹ bầu tránh được nguy cơ sinh non
Dấu hiệu nhận biết sinh non phổ biến nhất
Sinh non là khi trẻ được sinh ra từ hết 22 tuần đến trước khi hết 36 tuần. Nếu như trong giai đoạn này mẹ bầu nhận thấy có những dấu hiệu dưới đây thì chớ chủ quan, cần đến gặp bác sĩ để tránh nguy cơ sinh non.
- Nếu trong thai kỳ từ tuần 20 đến tuần 37, mẹ bầu có triệu chứng buồn nôn, choáng váng, tiêu chảy thì có thể nghĩ ngay tới nguy cơ cao sinh non. Do đó, khi thấy có những triệu chứng trên, mẹ bầu cần tới ngay các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám và điều trị kịp thời.
- Khi bạn nhận thấy cử động thai nhi giảm, đó có thể là dấu hiệu sinh non. Để nhận biết được điều này, các mẹ bầu hãy ằm xuống và theo dõi từng hoạt động của bé. Nếu trong 2 giờ đồng hồ thấy bé không có chuyển động gì bạn nên đi khám tại những cơ sở y tế chuyên khoa được bác sĩ điều trị kịp thời.
- Nếu bỗng nhận thấy những cơn co thắt mạnh ở bụng mà không liên quan đến bệnh tiêu chảy thì cần đặc biệt chú ý. Những cơn co thắt gây sinh non thường xảy ra ở bụng dưới. Nếu dấu hiệu này đi kèm với việc chảy máu âm đạo thì cần chú ý.
- Dấu hiệu chắc chắn mẹ bầu sẽ sinh non đó là, tăng tiết dịch âm đạo trong thai kỳ. Cụ thể hơn, đó là khi mẹ bầu thấy âm đạo luôn trong tình trạng ẩm ướt, thậm chí ra ngoài quần và kèm theo chút máu hoặc chất nhầy…Khi thấy có dấu hiệu tăng tiết dịch âm đạo, các mẹ bầu đừng chần chừ mà nên đi khám ngay, vì đó có thể là triệu chứng sinh non và cần được theo dõi rất cẩn thận.
- Đau âm ỉ phần lưng dưới eo kèm triệu chứng những cơn co thắt và ra nhiều tiết dịch ở âm đạo thì cần nghĩ đến dấu hiệu sinh non.
- Nếu mẹ đang mắc các bệnh nhiễn trùng thận, nhiễm trùng bàng quang, hút thuốc lá nhiều, sử dụng thuốc bừa bãi, căng thẳng... thì đó chính là nguy cơ khiến mẹ dễ bị sinh non.
- Tùy vào từng người, vỡ nước ối có thể dưới dạng chỉ nhỏ giọt hoặc xối ra ào ào. Nếu thấy có hiện tượng vỡ nước ối, mẹ bầu cần phải tới ngay bệnh viện gần nhất để được bác sĩ xử lý kịp thời tránh ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ và thai nhi.
Làm sao khi gặp những dấu hiệu trên?
Nếu đã có các dấu hiệu trên, bà bầu cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, nhất là khi màng ối đã rách thì nguy cơ nhiễm trùng ngược dòng rất cao, cả mẹ lẫn bé còn non sẽ rất dễ bị tổn thương. Thông thường, bác sĩ sẽ xử lý bằng cách để bà bầu nằm nghiêng bên trái nhằm tăng lưu lượng máu đến tử cung, yêu cầu nghỉ ngơi tuyệt đối để tránh nguy cơ giãn tử cung; tiêm vào tĩnh mạch khoảng 500 – 1000 mg dung dịch muối cân bằng để cải thiện lượng máu, làm giảm hoạt động của tử cung; kiểm tra toàn diện sức khỏe, xem trực tràng âm đạo, cổ tử cung có co bóp tốt không .. trước khi tiến hành phẫu thuật (nếu cần).
Nếu màng ối đã vỡ, chuyển dạ là không thể tránh khỏi và bác sĩ có thể phải dùng đến thuốc giục sinh. Trong trường hợp còn duy trì được, thai phụ sẽ được chỉ định dùng thuốc trì hoãn chuyển dạ giúp phổi thai nhi có thì giờ tích tụ đủ steroid để trưởng thành. Nghỉ ngơi nhiều cũng tăng hiệu quả cải thiện lượng máu vào tử cung giúp thai nhi có đủ oxy cũng như nhận các dưỡng chất từ mẹ. Đồng thời, người mẹ cần ở lại bệnh viện để bác sĩ theo dõi tìm dấu hiệu nhiễm trùng trong trường hợp bị vỡ ối sớm cũng như tình trạng thai nhi. Điều này đảm bảo bé sinh non được chăm sóc cấp thời ngay khi lọt lòng.
Lời khuyên giúp bạn hạn chế sinh non
- Hút thuốc lá, uống rượu bia quá nhiều, sử dụng ma túy là nguyên nhân hàng đầu khiến các mẹ bầu sinh non. Vì vậy trước khi mang thai và trong quá trình bầu bí, các mẹ cần loại bỏ ngay thói xấu này.
- Tăng cân quá nhanh và nhiều trong thai kỳ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tiểu đường và tiền sản giật, những căn bệnh này đều làm tăng nguy cơ sinh non. Tăng cân quá ít lại khiến mẹ bầu có nguy cơ sinh ra những em bé bị nhẹ cân. Vì vậy việc tăng cân đúng chuẩn là vô cùng cần thiết. Mẹ bầu nên tăng từ 11-16kg trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, nếu bạn quá gầy hoặc quá béo trước khi bầu bí thì mức tăng cân lại khác. Chị em có thể tham khảo mức tăng cân chuẩn trong thai kỳ cho mỗi người tại đây!
- Chỉ cần một viên vitamin tổng hợp mỗi ngày sẽ giúp mẹ bầu không chỉ tăng cường sức khỏe tổng thế mà còn cải thiện tỷ lệ sinh non. Vitamin tổng hợp rất cần thiết với những mẹ ăn uống kém.
- Chế độ ăn uống cân bằng rất quan trọng với mẹ bầu và em bé để giúp chị em nạp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể và giúp ngăn ngừa sinh non. Mẹ bầu cần bổ sung đủ axit béo omega-3 (có trong cá hồi, trứng, quả óc chó và hạt lanh); vitamin A (trong cà rốt, quả mơ và bông cải xanh); vitamin C (có trong họ cam quýt, dâu, ớt chuông) và vitamin E (có trong các loại hạt, khoai lang và xoài).
- Ngoài ra mẹ bầu cũng cần bổ cung thêm canxi (có trong sữa và các sản phẩm từ sữa khác hoặc nước trái cây); magiê (có trong các loại đậu, đậu phụ, sữa chua, mơ khô, chuối và hạt vừng); sắt (có trong thịt bò, trái cây sấy khô và các sản phẩm đậu nành); kẽm (có trong thịt gà, thịt lợn, thịt bò, bột yến mạch, ngô, hàu và trứng). Quan trọng nhất, chị em cần bổ sung đủ axit folic (có trong các sản phẩm ngũ cốc, chuối, cam và rau lá xanh thẫm).
- Uống đủ 8 ly (khoảng 2,5 lít nước) mỗi ngày sẽ giữ cho cơ thể được ngậm nước. Cơ thể mất nước sẽ dẫn đến các cơn co thắt sớm. Nếu mẹ bầu tập thể dục nhiều hoặc tiết trời nóng cần uống nhiều nước hơn.
- Chăm sóc nha khoa định kỳ là một cách để phòng ngừa sinh non hiểu quả. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, mẹ bầu mắc bệnh răng miệng sẽ dễ bị dấu hiệu sinh non. Vì vậy, chị me bầu cần nhớ đánh răng miệng, dùng chỉ nha khoa và khám răng thường xuyên.
- Khi có dấu hiệu buồn đi tiểu, mẹ bầu đừng chần trừ vì để lâu sẽ rất dễ bị viêm bàng quang. Khi bị viêm bàng quang sẽ kích thích tử cung và gây ra các cơn co thắt. Ngoài ra, nhịn tiểu cũng tăng nguy cơ viêm đường tiết niệu – một nguyên nhân dẫn đến các cơn co thắt.
- Những phụ nữ bị viêm âm đạo do vi khuẩn có nguy cơ sinh non rất cao. Vì thế nếu bạn mắc bệnh cần nói với bác sĩ sản khoa để được kê thuốc kháng sinh giúp làm giảm nguy cơ sinh non. Trong trường hợp nếu bạn đã từng bị sảy thai hoặc sinh non, hãy trao đổi với bác sĩ để được chăm sóc tốt nhất.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét