Thứ Tư, 3 tháng 8, 2016

Một số cách trị hăm tã cho bé

Hăm tã là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh, dù không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng lại ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của con yêu. Vậy cách trị hăm tã cho bé như thế nào khi có hơn 30% trẻ em thường xuyên mắc bệnh này.

Để bảo vệ an toàn cho làn da của con yêu, việc cần thiết nhất là bố mẹ chủ động tạo lớp màng bảo vệ cho làn da tránh tiếp xúc với tác nhân gây kích ứng và thường xuyên theo dõi những biểu hiện nhỏ của bé để điều trị kịp thời.

Trị hăm tã cho bé bằng cách thay tã thường xuyên

Giai đoạn từ 0 đến 24 tháng tuổi làn da của trẻ mỏng hơn đến 5 lần so với người lớn và chưa được phát triển đầy đủ nên việc trẻ bị hăm là bình thường. Hơn nữa sự chậm trễ trong việc sinh chất bã nhờn, nồng độ pH acid thấp khiến cho da bé khó chống chọi với những tổn thương và mẫn cảm hơn so với tác động khác.

Nếu bé không được thay tã thường xuyên thì làn da của con tiếp xúc lâu hơn các enzyme trong chất thải còn bị lưu trú ở đó và gây kích ứng cho trẻ. Vậy nên bố mẹ thường xuyên thay tã cho bé cũng là cách trị hăm tã
trị hăm tã cho bé

Để tri hăm tã cho bé sơ sinh nên dùng tã vải

Không thể phủ nhận sự tiện lợi của các loại tã giấy nhưng để trị hăm tã cho con yêu bạn nên sử dụng tã vãi với chất liệu sản phẩm hoàn toàn từ cotton tự nhiên để da bé được mềm mại, thô khoáng và an toàn. Hơn nữa, tã vải thấm hút mồ hôi tốt, bề mặt tã thoáng khí, nhanh khô tạo giảm giác thật thoải mái, an toàn cho làn da của bé.

Tuy nhiên mẹ nên lưu ý khi sử dụng lại tã vải cho bé, mẹ nên giặt sạch xà phòng, hạn chế sử dụng nước xả vải một lần và phơi ở nơi có nắng để khử mùi, diệt khuẩn.

Bảo vệ da bé từ quần áo cũng là cách trị hăm tã

Để ngăn ngừa và trị hăm tã tốt, mẹ nên chú ý đến loại bột giặt và loại nước xả vải đang dùng. Vì làn da của bé còn khá non yếu, dễ kích ứng với thành phần hóa học nên tạm ngưng thời gian ngắn kể cả quần áo bố mẹ cũng là cách hữu hiệu.
Vệ sinh sạch sẽ cho bé mỗi khi thay tã

Việc vệ sinh cho bé thật sạch sẽ như lau khô toàn bộ cơ thể bé bằng cách lau khô toàn bộ cơ thể, hạn chế bé tiếp xúc quá nhiều với chất thải bám từ tã lên làn da non nớt cũng là cách khá hữu hiệu.

Một lưu ý nữa cho các mẹ không nên sử dụng quá nhiều phấn rôm lên làn da của bé, Thông thường sau khi tắm xong, mẹ thường hay thoa một lớp phấn rôm để tạo sự khô thoáng và thơm tho cho trẻ, nhưng chính nó lại là tác nhân gây hăm. Phấn rôm gây bít chân lông, không tạo sự thông thoáng cho làn da của bé và có thể gây kích ứng nhẹ đối với bé quá nhạy cảm.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét